Trong quá trình tiến hành xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng nếu mẫu bị thất thoát hơn 10 ml thì có phải thực hiện lại phép thử không?

Cho tôi hỏi việc xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện như thế nào? Trong quá trình tiến hành xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng nếu mẫu bị thất thoát hơn 10 ml thì có phải thực hiện lại phép thử không? Câu hỏi của anh T.Q.A từ Kiên GIang.

Việc xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3165:2008 (ASTM D 2158 - 05) về Khí dầu mỏ hóa lỏng - Phương pháp xác định cặn thì việc xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành như sau:

- Để ống ly tâm có dung tích 100 ml, chứa 100 ml mẫu khí dầu mỏ hóa lỏng trong điều kiện môi trường tự nhiên.

Đo thể tích cặn còn lại trong ống sau khi gia nhiệt tại 38 oC và ghi lại kết quả.

- Để hòa tan cặn, cho 10 ml dung môi vào ống ly tâm.

Các lượng cặn nhỏ của hỗn hợp dung môi-cặn được lắng xuống trên giấy thấm theo cách thức quy định.

Quan sát ngoại quan giấy thấm khi cho dung dịch cặn vào theo các lượng đo được, và ghi lại kết quả.

Trong quá trình tiến hành xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng nếu mẫu bị thất thoát hơn 10 ml thì có phải thực hiện lại phép thử không?

Việc xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc chuẩn bị các thiết bị để xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành thế nào?

Theo quy định tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3165:2008 (ASTM D 2158 - 05) về Khí dầu mỏ hóa lỏng - Phương pháp xác định cặn thì việc chuẩn bị các thiết bị để xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành như sau:

(1) Rửa tất cả các dụng cụ dùng trong phép thử bằng dung môi chọn lọc.

(2) Kiểm tra độ sạch của dụng cụ thủy tinh và dung môi:

- Cho 10 ml mẫu dung môi mới vào ống ly tâm.

- Đánh dấu điểm giữa của giấy lọc bằng bút chì hoặc bằng mực viết không tan trong pentan.

- Dùng xylanh hoặc dụng cụ truyền chất lỏng tương đương để lấy một phần dung môi từ ống ly tâm và cho trực tiếp 0,1 ml dung môi vào chỗ đánh dấu trên giấy lọc.

+ Cho dung môi từng lượng nhỏ bằng 0,1 ml để giữ vòng tròn dung môi có đường kính khoảng 30 mm đến 35 mm.

+ Phải giữ giấy lọc ở trên cao khi cho dung môi vào. Có thể đặt trên cốc 250 ml.

- Để dung môi bay hơi trong 2 min, và ghi lại sự tồn tại của vòng dầu.

+ Quan sát vòng dầu bằng cách giữ giấy lọc khô trong khoảng cách giữa mắt và ánh sáng mạnh hoặc sáng chói.

+ Nếu sau khi cho 1,5 ml dung môi không thấy xuất hiện vòng dầu, thì đánh giá dung môi và dụng cụ thủy tinh là phù hợp.

+ Sự xuất hiện vòng dầu chứng tỏ dụng cụ thủy tinh không sạch hoặc dung môi bị nhiễm bẩn.

Trong quá trình tiến hành xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng nếu mẫu bị thất thoát hơn 10 ml thì có phải thực hiện lại phép thử không?

Quá trình tiến hành xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3165:2008 (ASTM D 2158 - 05) về Khí dầu mỏ hóa lỏng - Phương pháp xác định cặn như sau:

Cách tiến hành
11.1. Đo lượng cặn
....
11.1.2. Rửa và làm nguội ống ly tâm bằng vật liệu sẽ lấy mẫu, sau đó đổ đầy mẫu đại diện của khí dầu mỏ hóa lỏng đến vạch 100 ml.
11.1.3. Xuyên ngay dây đồng qua lỗ trên nút lie sạch hoặc bịt nhẹ đầu ống ly tâm bằng bông hoặc khăn giấy. Dây này sẽ tránh sự quá nhiệt và sôi trào (sôi sùng sục hoặc sôi trào ra), nút lie giữ không cho không khí và hơi ẩm lọt vào khi mẫu đang để trong điều kiện môi trường.
11.1.4. Nếu mẫu bị thất thoát hơn 10 ml do sôi trào thì phải lấy mẫu khác và thực hiện lại phép thử.
11.1.5. Nếu do loại mẫu hoặc do nhiệt độ môi trường xung quanh thì cần gia nhiệt nhân tạo để đưa mẫu tới điều kiện qui định. Khi mẫu không trong điều kiện thời tiết hoặc ống đã đạt đến nhiệt độ môi trường, nhìn thấy ống có cặn, thì để đầu ống vào bể nước có nhiệt độ bằng 38 oC trong 5 min.
11.1.6. Ghi lại thể tích cặn lưu lại chính xác đến 0,05 ml, nếu thấy có các vật lạ cũng cần ghi lại.
11.1.7. Quan sát vết dầu như nêu tại 11.2, cả khi nhìn thấy hoặc nhìn không rõ cặn trong ống ly tâm. Kinh nghiệm cho thấy có thể có màng mỏng cặn dầu bám trên mặt trong thành ống ly tâm, nhìn khó thấy, khó đo thể tích, nhưng vẫn cho vòng dầu như qui định trong qui trình quan sát vết dầu.
11.2. Qui trình quan sát vết dầu
11.2.1. Cho lượng dung môi đủ vào ống ly tâm có chứa cặn như nêu tại 11.1.5 để có thể tích 10 ml. Cho dung môi từ chai rửa vào và rửa cẩn thận các cạnh ống xuôi xuống. Khuấy kỹ để cặn dưới đáy ống được hòa tan đều trong dung môi. Dùng kim xylanh (xem 7.3) hoặc pipet khuấy là phù hợp. Hỗn hợp này gọi là hỗn hợp dung môi-cặn.
...

Như vậy, theo quy định, trong quá trình tiến hành xác định cặn của khí dầu mỏ hóa lỏng nếu mẫu bị thất thoát hơn 10 ml do sôi trào thì phải lấy mẫu khác và thực hiện lại phép thử.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

437 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào