Trong quá trình thực hiện việc nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em có phải hỏi ý kiến của trẻ em hay không?

Cho tôi hỏi có phải hỏi ý kiến của trẻ em trong quá trình thực hiện việc nhận chăm sóc thay thế hay không? Nộp đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế trẻ em ở cơ quan nào? Hồ sơ đối với trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế bao gồm những gì? Câu hỏi của anh Tân (Hải Phòng).

Có phải hỏi ý kiến của trẻ em trong quá trình thực hiện việc nhận chăm sóc thay thế hay không?

Theo Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định về xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế như sau:

Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Trẻ em thuộc các đối tượng theo quy định tại Điều 62 Luật trẻ em;
2. Trẻ em thuộc danh sách được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định đối với trẻ em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội;
3. Trẻ em có đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 38 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP;
4. Được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luật trẻ em hoặc của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật trẻ em.
5. Trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.

Như vậy, trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải lấy ý kiến của trẻ em khi thực hiện việc nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Lấy ý kiến trẻ em

Lấy ý kiến trẻ em (Hình từ Internet)

Nộp đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế trẻ em ở cơ quan nào?

Theo Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định về tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:

Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đơn đăng ký và hướng dẫn các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đơn đăng ký đối với các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Đối với cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em sẽ được hướng dẫn thực hiện trong quá trình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ và cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 56/2017/NĐ-CP) như sau:

- Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế;

- Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài.

Ngoài ra, đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em thì không phải đăng ký hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nhưng phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao chăm sóc thay thế.

Hồ sơ đối với trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế bao gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:

Trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em
...
3. Hồ sơ của trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gồm:
a) Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;
c) 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;
d) Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;
e) Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.
...

Như vậy, hồ sơ của trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gồm:

- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

- 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;

- Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP;

Tải về

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;

- Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

616 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào