Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chất lượng thịt heo thì mẫu lấy tối thiểu là bao nhiêu? Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng như thế nào?

Cho tôi hỏi về công tác thanh tra thực phẩm để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm thì đối với thịt heo mức lấy mẫu tối thiểu là bao nhiêu? Các vị trí nào được phép để lấy mẫu thịt heo đi kiểm tra chất lượng? Có yêu cầu gì đối với người lấy mẫu hay không?

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chất lượng thịt heo thì mẫu lấy tối thiểu là bao nhiêu?

Về nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2011/TT-BYT quy định như sau:

"Điều 7. Lượng mẫu được lấy và phương pháp lấy mẫu
1. Đối với từng sản phẩm, lượng mẫu tối thiểu và tối đa được lấy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."

Chiếu theo quy định tại tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2011/TT-BYT quy định lượng mẫu được lấy tối thiểu là 150g và tối đa là 1.0kg đối với thịt heo.

Lưu ý:

1. Lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm.

Tùy thuộc vào mục đích của quá trình thanh tra, kiểm tra lượng mẫu lấy có thể được tăng hay giảm và loại sản phẩm không có trong mục trên có thể được lấy theo quyết định của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

2. Trong trường hợp không đủ để lưu mẫu, mọi thay đổi cần ghi rõ trong Biên bản lấy mẫu và Biên bản bàn giao mẫu.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chất lượng thịt heo thì mẫu lấy tối thiểu là bao nhiêu? Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng như thế nào?

Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng thịt heo như thế nào? (Hình từ internet)

Các vị trí được quy định để lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thịt heo được quy định thế nào?

Theo quy định tại Mục 6 và tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7925:2018 quy định về điểm và vị trí lấy mẫu kiểm nghiệm như sau:

* Đối với điểm lấy mẫu trên dây chuyền sản xuất

Các điểm lấy mẫu cần được chọn theo nguyên tắc dựa trên phân tích nguy cơ và tương ứng với xác suất phát hiện ô nhiễm cao hơn trong quá trình hoặc tại các điểm trong quá trình giết mổ, thích hợp để xác định mức độ vệ sinh các bước sản xuất cụ thể hoặc toàn bộ quá trình giết mổ.

Ví dụ về các điểm lấy mẫu như sau:

- sau máy đánh lông thân thịt (lợn);

- sau khi lột da (gia súc lớn, thú săn giết mổ trong lò mổ và các loài khác);

- sau khi bỏ nội tạng (tất cả động vật);

- ngay trước khi làm mát hoặc đông lạnh (tất cả động vật);

- sau khi làm mát hoặc đông lạnh (tất cả động vật);

- trong phòng làm mát (tất cả động vật).

Trong thời gian làm mát, tùy thuộc vào điều kiện của phòng làm mát, vi sinh vật có thể bị hư hỏng hoặc chết, các vi sinh vật chịu lạnh có thể phát triển quá mức hoặc có thể gắn chặt hơn vào thịt, dẫn đến kết quả đánh giá bị thấp.

Ảnh hưởng này sẽ giảm nếu thực hiện lấy mẫu ngay sau khi giết mổ.

* Các vị trí lấy mẫu trên thân để kiểm tra chất lượng thịt heo

- Các vị trí lấy mẫu được chọn phụ thuộc vào thực hành giết mổ, các biện pháp thực hành này khác nhau tùy theo động vật và lò giết mổ.

- Mục đích là để kiểm tra các vị trí có tỷ lệ nhiễm cao nhất và/hoặc mức độ ô nhiễm cao nhất (xem Bảng A.1). Hình A.1, Hình A.2 và Hình A.3 minh họa các vị trí thường được xác định là ô nhiễm cao hơn.

- Các vị trí lấy mẫu khác có thể được nêu cụ thể trong các quy định, các hướng dẫn thực hành hoặc trong các tiêu chuẩn cơ sở.

- Sự nhất quán lâu dài về các vị trí lấy mẫu là quan trọng để phát hiện những thay đổi trong cách quan sát trong một khoảng thời gian (phân tích xu hướng).

- Ưu tiên lấy mẫu thân thịt nhiều hơn tại các vị trí có nhiều khả năng bị ô nhiễm, hơn là ở nhiều vị trí trên mỗi thân thịt. Xác định tỷ lệ nhiễm trong các chương trình giám sát thường sẽ có lợi hơn so với từ các diện tích lấy mẫu lớn hơn.

Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng thịt heo như thế nào?

Về yêu cầu đối với người lấy mẫu theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2011/TT-BYT như sau:

Điều 3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm.
3. Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra.
4. Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Và theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì người lấy mẫu phải có trách nhiệm:

- Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu.

- Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,288 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào