Trong quá trình phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant có thể xảy ra biến chứng gì?
- Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant chống chỉ định với những trường hợp nào và do ai thực hiện?
- Tiến hành phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant theo các bước như thế nào?
- Trong quá trình phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant có thể xảy ra biến chứng gì?
Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant chống chỉ định với những trường hợp nào và do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục III và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT NÂNG XOANG KÍN SỬ DỤNG VẬT LIỆU THAY THẾ ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật ghép xương nhân tạo giữa màng xoang và bề mặt xương hàm vùng đáy xoang hàm làm tăng khối lượng xương để cấy ghép Implant.
- Có hai kỹ thuật nâng xoang hàm là kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở.
- Nâng xoang kín là kỹ thuật khoan mở đáy xoang tại vị trí sẽ cấy ghép implant ở mào xương ổ răng, thường sẽ đặt implant cùng trong một thì phẫu thuật.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thiếu chiều cao xương cần thiết để cấy Implant vùng các răng hàm trên liên quan đến xoang hàm. Khoảng cách từ mào xương ổ đến đáy xoang hàm từ 4 đến 8mm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khoảng liên hàm không đủ cho làm phục hình răng.
- Khoảng gần - xa vùng mất răng không đủ cho làm phục hình răng.
- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành.
- Người bệnh có bệnh lý xoang hàm không cho phép phẫu thuật.
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Bộ phẫu thuật trong miệng
- Bộ phẫu thuật Implant
- Bộ dụng cụ nâng xoang kín
- Máy khoan Implant
...
Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant là kỹ thuật ghép xương nhân tạo giữa màng xoang và bề mặt xương hàm vùng đáy xoang hàm làm tăng khối lượng xương để cấy ghép Implant.
Có hai kỹ thuật nâng xoang hàm là kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở.
Nâng xoang kín là kỹ thuật khoan mở đáy xoang tại vị trí sẽ cấy ghép implant ở mào xương ổ răng, thường sẽ đặt implant cùng trong một thì phẫu thuật.
Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Khoảng liên hàm không đủ cho làm phục hình răng.
- Khoảng gần - xa vùng mất răng không đủ cho làm phục hình răng.
- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành.
- Người bệnh có bệnh lý xoang hàm không cho phép phẫu thuật.
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật phẫu thuật nâng xoang kín là Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa và trợ thủ.
Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant (Hình từ Internet)
Tiến hành phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn.
Theo đó, tiến hành phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant theo các bước như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn
- Vô cảm: gây tê tại chỗ và gây tê vùng
- Bộc lộ xương hàm vùng cấy ghép
+ Rạch niêm mạc màng xương dọc sống hàm vùng mất răng
+ Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương hàm vùng cấy ghép
Trong một số trường hợp không cần rạch niêm mạc thì có thể dùng mũi cắt tròn (tissue punch) để cắt lợi.
- Khoan xương
+ Xác định vị trí
+ Khoan bằng mũi khoan định vị
+ Khoan mũi hướng dẫn tới vị trí cách đáy xoang 1mm
+ Kiểm tra hướng và độ sâu của lỗ khoan
+ Mở đáy xoang bằng dụng cụ thích hợp
+ Dùng dụng cụ thích hợp tách và nâng nhẹ màng xoang
+ Khoan các mũi khoan lớn dần đến đường kính đã chọn.
- Chuẩn bị xương ghép: Trộn bột xương nhân tạo với máu của người bệnh hoặc nước muối sinh lý hay kháng sinh đã được thử phản ứng.
- Đặt xương nâng xoang
+ Dùng dụng cụ thích hợp đưa bột xương đã chuẩn bị qua lỗ khoan vào vùng dưới màng xoang.
+ Lặp lại động tác trên cho tới khi đặt đủ khối lượng xương.
- Đặt Implant
+ Dùng máy hoặc tay đặt Implant vào lỗ khoan trên xương với lực thích hợp.
+ Vặn chặt Implant tới mức độ thích hợp
- Đặt nắp đậy Implant hoặc trụ liền thương
- Khâu đóng niêm mạc.
Trong quá trình phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant có thể xảy ra biến chứng gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép implant Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT NÂNG XOANG KÍN SỬ DỤNG VẬT LIỆU THAY THẾ ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN
1. Trong Khi Phẫu Thuật
- Sốc phản vệ: điều trị chống sốc
- Chảy máu: cầm máu
- Rách màng xoang: Xử trí tùy từng trường hợp cụ thể
- Tổn thương chân răng lân cận: tùy trường hợp mà có thể thay đổi trục đặt Implant hoặc khâu đóng niêm mạc và theo dõi.
2. Sau khi phẫu thuật
- Nhiễm trùng: dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Như vậy, trong quá trình phẫu thuật nâng xoang kín có thể xảy ra biến chứng sau:
- Sốc phản vệ: điều trị chống sốc
- Chảy máu: cầm máu
- Rách màng xoang: Xử trí tùy từng trường hợp cụ thể
- Tổn thương chân răng lân cận: tùy trường hợp mà có thể thay đổi trục đặt Implant hoặc khâu đóng niêm mạc và theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.