Trong nhà ở và nhà công cộng, việc thiết kế lắp đặt hệ thống điện nhà áp dụng các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài với từng khu vực nào?

Trong nhà ở và nhà công cộng, việc thiết kế lắp đặt hệ thống điện nhà áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp với từng khu vực nào? Đối với bảo vệ chống điện áp xung phải đảm bảo các yêu cầu gì? Và quy định như thế nào về an toàn khi cấp điện từ các nguồn điện riêng? Anh Bảo Nguyên (TP.HCM) đặt câu hỏi.

Trong nhà ở và nhà công cộng, việc thiết kế lắp đặt hệ thống điện nhà áp dụng các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài với từng khu vực như nào?

thiết kế lắp đặt hệ thống điện

Thiết kế lắp đặt hệ thống điện (Hình từ Internet)

Theo tiểu mục 2.5.3.2 Mục 2.5.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD quy định về các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài trong nhà ở và nhà công cộng như sau:

Các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài
2.5.3.1 Các vị trí của hệ thống điện nhà bị ảnh hưởng các điều kiện cháy từ bên ngoài phải tuân thủ các yêu cầu có liên quan quy định tại các mục 2.5.1 và 2.5.2.
2.5.3.2 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà phải áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp với các điều kiện thoát hiểm an toàn của từng khu vực (khu vực có mật độ người thấp, điều kiện thoát khó ký hiệu là KV1; khu vực có mật độ người cao, điều kiện thoát dễ ký hiệu là KV2; khu vực có mật độ người cao, điều kiện thoát khó ký hiệu là KV3) trong các trường hợp khẩn cấp.
Đường dẫn điện không được lắp đặt trên các lối thoát hiểm. Trường hợp bắt buộc phải lắp đặt thì đường dẫn điện phải:
a) Có vỏ bọc hoặc vỏ che chắn bảo đảm trong hai giờ không bị cháy và gây cháy;
b) Không được nằm trong phạm vi giới hạn thể tích trong tầm với, trừ khi được bảo vệ chống các hư hỏng cơ có thể xảy ra khi thoát hiểm;
c) Có chiều dài nhỏ nhất.
2.5.3.3 Trong các khu vực KV2 và KV3, các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ (trừ các thiết bị điện phục vụ cho việc sơ tán, thoát hiểm) phải bố trí sao cho chỉ những người có trách nhiệm mới tiếp cận được. Trường hợp các thiết bị này lắp đặt trong phạm vi lối đi lại, thì chúng phải được đặt trong tủ hoặc hộp kín bằng các vật liệu không cháy hoặc khó cháy.
2.5.3.4 Trong các khu vực KV2, KV3 và trong các lối thoát hiểm, không được sử dụng các thiết bị điện có chứa các chất lỏng dễ cháy, trừ trường hợp các bộ phận này được bọc kín trong vỏ hoặc hộp chống cháy. Các tụ điện phụ trợ riêng lẻ lắp đặt trong thiết bị không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này.
2.5.3.5 Đối với khu vực có rủi ro cao về cháy:
a) Phải hạn chế sử dụng thiết bị điện ở khu vực này. Trường hợp dây dẫn bắt buộc phải đi qua thì phải được bọc bằng vật liệu chống cháy hoặc có biện pháp phòng ngừa để không gây ra cháy hoặc làm lan truyền ngọn lửa. Các mối nối dây dẫn nếu bắt buộc phải có thì phải đặt trong hộp chống cháy;
b) Phải có biện pháp ngăn ngừa tích tụ bụi trên vỏ của dây dẫn và thiết bị điện;
c) Phải sử dụng thiết bị điện có kết cấu hoặc điều kiện lắp đặt sao cho mức sinh nhiệt lúc vận hành bình thường hoặc khi bị sự cố không thể gây cháy;
d) Không được lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và cách ly, trừ khi được đặt trong vỏ bọc có cấp bảo vệ ít nhất là IP4X;
đ) Các động cơ được điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa hoặc không có sự giám sát vận hành liên tục phải được bảo vệ chống tăng nhiệt độ quá mức bằng các thiết bị cảm biến nhiệt độ;
e) Đèn điện phải có vỏ bọc với cấp bảo vệ ít nhất là IP4X. Bóng đèn và các phần tử của thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ ở những chỗ dễ hỏng về cơ. Các thiết bị bảo vệ không được cố định trên đui đèn, trừ khi đui đèn được thiết kế cho mục đích này;
g) Mạch điện phải được giám sát liên tục bằng thiết bị theo dõi cách điện và có cảnh báo khi có sự cố cách điện;
h) Phải đảm bảo cho các bộ phận mang điện của mạch điện có ELV nằm trong vỏ bọc có cấp bảo vệ là IP2X hoặc IPXXB và chịu được điện áp thử nghiệm có giá trị hiệu dụng 500 V trong 1 min;
i) Phải thực hiện các biện pháp bảo đảm cho thiết bị điện không thể gây cháy cho tường, sàn và trần của nhà;
k) Phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để hệ thống điện nhà không thể gây cháy lan đối với các kết cấu có hình dạng, kích thước dễ lan truyền ngọn lửa.

Theo đó, trong nhà ở và nhà công cộng thì việc thiết kế lắp đặt hệ thống điện nhà áp dụng các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài với từng khu vực như:

- Khu vực có mật độ người thấp, điều kiện thoát khó ký hiệu là KV1;

- Khu vực có mật độ người cao, điều kiện thoát dễ ký hiệu là KV2;

- Khu vực có mật độ người cao, điều kiện thoát khó ký hiệu là KV3.

Trong nhà ở và nhà công cộng, đối với bảo vệ chống điện áp xung phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Tại Mục 2.7.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD quy định về các yêu cầu đối với bảo vệ chống quá điện áp xung như sau:

Yêu cầu đối với bảo vệ chống quá điện áp xung
2.7.2.1 Điện áp chịu xung danh định của thiết bị điện không được nhỏ hơn mức điện áp chịu xung yêu cầu quy định tại Phụ lục L.
2.7.2.2 Các thiết bị điện ở điểm đầu của hệ thống điện nhà (từ tủ phân phối điện chính) phải có khả năng chịu điện áp xung cấp IV (quá điện áp cấp IV) với biên độ lớn.
2.7.2.3 Các thiết bị đóng cắt, dây dẫn, thanh góp, hộp nối của hệ thống điện nhà lắp đặt cố định từ tủ phân phối điện chính đến các thiết bị về phía tải phải có khả năng chịu điện áp xung cấp III (quá điện áp cấp III).
2.7.2.4 Thiết bị sử dụng điện lắp đặt cố định không có yêu cầu đặc biệt về độ sẵn sàng phải có khả năng chịu điện áp xung cấp II (quá điện áp cấp II).
2.7.2.5 Các thiết bị có chứa mạch điện tử, trong đó các biện pháp bảo vệ phải được thực hiện ngoài thiết bị và không được đấu nối cố định vào lưới điện công cộng phải có khả năng chịu điện áp xung cấp I (quá điện áp cấp I).
2.7.2.6 Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ chống quá điện áp để ngăn chặn các hậu quả liên quan đến sinh mạng con người, dịch vụ công cộng, các hoạt động thương mại.
2.7.2.7 Trường hợp hệ thống điện nhà được cấp điện từ một hệ thống có đường dây trên không (trừ các cáp có vỏ bọc và có lớp bảo vệ kim loại nối đất) và số ngày giông sét lớn hơn 25 ngày/năm thì phải lắp đặt thiết bị chống quá điện áp khí quyển với mức bảo vệ không được cao hơn mức quá điện áp cấp II.

Quy định như thế nào về an toàn khi cấp điện từ các nguồn điện riêng trong nhà ở và nhà công cộng?

Theo Mục 2.9.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD, các yêu cầu an toàn khi cấp điện từ các nguồn điện riêng trong nhà ở và nhà công cộng được quy định như sau:

Yêu cầu an toàn khi cấp điện từ các nguồn điện riêng
2.9.2.1 Tần số, điện áp, thứ tự pha của nguồn điện riêng đấu nối vào hệ thống điện nhà phải phù hợp với tần số, điện áp và thứ tự pha (đối với nguồn điện ba pha) của hệ thống điện nhà. Khi đưa các nguồn điện vào làm việc song song thì phải đáp ứng thêm điều kiện về góc lệch pha giữa điện áp của các nguồn.
2.9.2.2 Dòng ngắn mạch, dòng chạm đất dự kiến và thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch trong hệ thống điện nhà phải phù hợp với từng trường hợp nêu tại mục 2.9.1.2.
2.9.2.3 Phải có biện pháp để cắt giảm một phần phụ tải của hệ thống điện nhà khi nguồn điện riêng bị quá tải.
2.9.3 Biện pháp an toàn khi chuyển sang nguồn điện dự phòng
2.9.3.1 Nguồn điện dự phòng là nguồn điện để duy trì cấp điện cho toàn bộ hoặc một phần của hệ thống điện nhà khi nguồn cấp điện bình thường bị gián đoạn.
2.9.3.2 Phải có biện pháp phòng chống thao tác nhầm khi chuyển đổi nguồn điện.
2.9.4 Yêu cầu về tách dây trung tính
Dây trung tính của nguồn điện dự phòng phải được lắp đặt tách biệt với dây trung tính của nguồn điện bình thường.
2.9.5 Bảo vệ quá tải đối với máy phát điện dự phòng cho bơm chữa cháy
Thiết bị bảo vệ quá tải của máy phát điện dự phòng cho bơm chữa cháy chỉ được đưa tín hiệu cảnh báo bằng chuông hoặc còi, không được tự động cắt điện của máy phát điện này.

Như vậy, về yêu cầu an toàn khi cấp điện từ các nguồn điện riêng trong nhà ở và nhà công cộng phải đảm bảo:

- Phải có biện pháp để cắt giảm một phần phụ tải của hệ thống điện nhà khi nguồn điện riêng bị quá tải.

- Các biện pháp an toàn khi chuyển sang nguồn điện dự phòng, các yêu cầu trong tách dây trung tính như dây trung tính của nguồn điện dự phòng phải được lắp đặt tách biệt với dây trung tính của nguồn điện bình thường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,160 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào