Trong ngành hàng không việc giám sát an toàn hoạt động bay của nhà chức trách như thế nào? Tài liệu hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp sẽ gồm những nội dung nào?

Cho hỏi trong ngành hàng không thì việc giám sát an toàn hoạt động bay của nhà chức trách như thế nào? Bên cạnh đó thì tài liệu hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ gồm những nội dung nào? Căn cứ pháp lý nếu có, xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Minh Tú đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong ngành hàng không thì việc giám sát an toàn hoạt động bay của nhà chức trách như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 259 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay của nhà chức trách hàng không
Cục Hàng không Việt Nam thiết lập, duy trì hoạt động hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay đảm bảo các thành phần sau theo quy định tại Phụ ước 19 của ICAO về quản lý an toàn:
1. Luật HKDD.
2. Các quy chế khai thác kỹ thuật.
3. Tổ chức hệ thống và chức năng.
4. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật đủ trình độ.
5. Hướng dẫn kỹ thuật, công cụ và việc cung cấp thông tin quan trọng về an toàn.
6. Cấp giấy phép, chứng chỉ, quyền hạn và nghĩa vụ cấp phép.
7. Nghĩa vụ giám sát.
8. Giải pháp xử lý các vấn đề an toàn.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam thiết lập, duy trì hoạt động hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay đảm bảo các thành phần sau theo quy định tại Phụ ước 19 của ICAO về quản lý an toàn:

+ Luật HKDD.

+ Các quy chế khai thác kỹ thuật.

+ Tổ chức hệ thống và chức năng.

+ Đội ngũ nhân viên kỹ thuật đủ trình độ.

+ Hướng dẫn kỹ thuật, công cụ và việc cung cấp thông tin quan trọng về an toàn.

+ Cấp giấy phép, chứng chỉ, quyền hạn và nghĩa vụ cấp phép.

+ Nghĩa vụ giám sát.

+ Giải pháp xử lý các vấn đề an toàn.

Giá sát an toàn hoạt động bay

Giám sát an toàn hoạt động bay (Hình từ Internet)

Trong ngành hàng không dân dụng thì hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thiết lập và duy trì thực hiện SMS dưới sự giám sát của Cục Hàng không Việt Nam phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn của ICAO.

Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thiết lập và duy trì thực hiện SMS dưới sự giám sát của Cục Hàng không Việt Nam phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn của ICAO.

Như vậy, trong ngành hàng không dân dụng thì hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ thực hiện theo quy định trên dưới sự giám sát của Cục Hàng không Việt Nam phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn của ICAO.

Tài liệu hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 261 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Tài liệu SMS
1. Tài liệu SMS bao gồm các nội dung sau:
a) Phần chung gồm quyết định ban hành, ghi nhận tu chỉnh, mục lục, lời nói đầu, giải thích thuật ngữ và ký hiệu chữ viết tắt;
b) Chính sách và mục tiêu an toàn gồm trách nhiệm và cam kết quản lý, trách nhiệm giải trình về an toàn, bố trí nhân sự chủ chốt về an toàn, phối hợp lập kế hoạch ứng phó khẩn nguy, hồ sơ và tài liệu an toàn;
c) Quản lý rủi ro gồm nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;
d) Đảm bảo an toàn bao gồm theo dõi và đánh giá thực hiện an toàn, quản lý các thay đổi, cải tiến liên tục SMS;
đ) Thúc đẩy công tác an toàn gồm công tác đào tạo và huấn luyện an toàn, thông tin tuyên truyền an toàn, các hoạt động liên quan.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung tài liệu SMS và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tài liệu SMS.

Theo đó, tài liệu hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ gồm những nội dung như sau:

+ Phần chung gồm quyết định ban hành, ghi nhận tu chỉnh, mục lục, lời nói đầu, giải thích thuật ngữ và ký hiệu chữ viết tắt;

+ Chính sách và mục tiêu an toàn gồm trách nhiệm và cam kết quản lý, trách nhiệm giải trình về an toàn, bố trí nhân sự chủ chốt về an toàn, phối hợp lập kế hoạch ứng phó khẩn nguy, hồ sơ và tài liệu an toàn;

+ Quản lý rủi ro gồm nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;

+ Đảm bảo an toàn bao gồm theo dõi và đánh giá thực hiện an toàn, quản lý các thay đổi, cải tiến liên tục SMS;

+ Thúc đẩy công tác an toàn gồm công tác đào tạo và huấn luyện an toàn, thông tin tuyên truyền an toàn, các hoạt động liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,878 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào