Trong mọi hành động liên quan tới người khuyết tật là trẻ em thì những lợi ích nào của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu?

Em ơi cho anh hỏi: Trong mọi hành động liên quan tới người khuyết tật là trẻ em thì những lợi ích nào của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu? Trong trường hợp có chiến tranh thì các quốc gia cần làm gì để bảo vệ sự an toàn cho người khuyết tật là trẻ em? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Đà Nẵng.

Trong mọi hành động liên quan tới người khuyết tật là trẻ em thì những lợi ích nào của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Trẻ em khuyết tật
1. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác.
2. Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu.
3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của các em, trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em thực hiện quyền đó.

Theo đó, trong mọi hành động liên quan tới người khuyết tật là trẻ em thì những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Trong trường hợp có chiến tranh thì các quốc gia cần làm gì để bảo vệ sự an toàn cho người khuyết tật là trẻ em?

Căn cứ theo Điều 11 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Tình huống nguy hiểm và tình trạng khẩn cấp nhân đạo
Phù hợp với nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế và luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự bảo vệ và sự an toàn cho người khuyết tật trong các tình huống nguy hiểm, trong đó có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp nhân đạo và thiên tai.

Như vậy, trong trường hợp có chiến tranh thì các quốc gia cần bảo vệ sự an toàn cho người khuyết tật là trẻ em phù hợp với nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế và luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để thực hiện điều này.

Người khuyết tật được hưởng năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong những lĩnh vực nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Được công nhận bình đẳng trước pháp luật
1. Các quốc gia thành viên khẳng định một lần nữa rằng ở bất kỳ đâu, người khuyết tật cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật.
2. Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng người khuyết tật được hưởng năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
3. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giúp người khuyết tật tiếp cận với sự trợ giúp mà họ có thể cần đến khi thực hiện năng lực pháp lý của mình.
4. Phù hợp với luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý dự liệu những giới hạn thích hợp và hiệu quả để phòng ngừa lạm dụng. Những giới hạn này phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý tôn trọng quyền, ý muốn và sự lựa chọn của người liên quan, không bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích và ảnh hưởng không chính đáng, tương xứng và phù hợp với hoàn cảnh của người liên quan, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và thường xuyên được một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền, độc lập và công bằng xem xét lại. Những giới hạn này phải tương xứng với mức độ mà biện pháp hạn chế năng lực pháp lý ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người liên quan.
5. Phù hợp với các quy định của điều này, các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp và hữu hiệu để bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản, kiểm soát tài chính của mình, tiếp cận bình đẳng đối với các khoản vay ngân hàng, cầm cố hoặc các hình thức tín dụng tài chính khác, và phải bảo đảm rằng người khuyết tật không bị tùy tiện tước đoạt quyền sở hữu.

Như vậy, người khuyết tật được hưởng năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

998 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào