Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, nhân viên phục vụ trên xe có quyền từ chối vận chuyển hành khách không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có quyền từ chối vận chuyển hành khách khi nào?
- Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, nhân viên phục vụ trên xe có quyền từ chối vận chuyển hành khách không?
- Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định có những quyền và trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có quyền từ chối vận chuyển hành khách khi nào?
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng, đầy đủ phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã đăng ký; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
3. Theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, Lệnh vận chuyển của đơn vị; ghi thông tin trên Lệnh vận chuyển và cấp cho người lái xe theo đúng các quy định về quản lý vận tải; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Thông tư này.
4. Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng; không được nhận hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. Việc bồi thường hàng hóa ký gửi khi hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người gửi hàng.
6. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; hành khách có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có quyền từ chối vận chuyển hành khách khi người này có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Hoặc có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (Hình từ Internet)
Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, nhân viên phục vụ trên xe có quyền từ chối vận chuyển hành khách không?
Theo Điều 27 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định
1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung đối với người lái xe tại quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này; thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm dừng đón, trả khách và chạy đúng hành trình.
3. Không được chở quá số người cho phép chở, không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý, hàng hóa ký gửi phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. Khi nhận hàng hóa ký gửi theo xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng.
4. Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi, nằm đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách; bố trí chỗ ngồi, nằm ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở.
5. Có trách nhiệm yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển trước khi xe xuất bến và khi xe về bến.
6. Có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; hành khách có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
...
Theo đó, trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, nhân viên phục vụ trên xe có quyền từ chối vận chuyển hành khách khi người này có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Hoặc trong trường hợp hành khách có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định có những quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 28 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe
1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký và niêm yết.
2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Thông tư này.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
6. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định có những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 28 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.