Trong kiểm dịch thực vật hành vi nhận nuôi sinh vật gây hại có phải là hành vi bị nghiêm cấm không ?

Cho tôi hỏi trong kiểm dịch thực vật hành vi nhận nuôi sinh vật gây hại có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? Tôi thắc mắc việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức tổ chức triển lãm không? Mong được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn! Đây là câu hỏi của Mỹ Hiền đến từ Yên Bái.

Hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác; xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ.
2. Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt.
3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
4. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân.

Như vậy, hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

Kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)

Trong kiểm dịch thực vật hành vi nhận nuôi sinh vật gây hại có phải là hành vi bị nghiêm cấm không ?

Theo khoản 5 Điều 13 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:

Hành vi bị cấm
1. Sử dụng biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật trái quy định của Luật này.
2. Không áp dụng hoặc cố ý áp dụng không đúng các biện pháp chống dịch.
3. Nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại hoặc sử dụng giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục đối tượng phải kiểm soát mà chưa được xử lý.
4. Phát tán sinh vật gây hại.
5. Đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại vào Việt Nam, nhân nuôi sinh vật gây hại, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này.
7. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
8. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thải bỏ, thu gom, xử lý thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật trái quy định của Luật này.

Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc hành vi nhận nuôi sinh vật gây hại là hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm dịch thực vật, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức tổ chức triển lãm không?

Theo điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:

Thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
...
2. Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức sau đây:
a) Thông qua cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng các tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn;
d) Tổ chức các diễn đàn để tham vấn rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
đ) Các hình thức phù hợp khác.
...

Như vậy, việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức tổ chức triển lãm và các hình thức nêu tại khoản 2 Điều này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,318 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào