Trong khu vực bay thì tốc độ di chuyển của phương tiện sẽ như thế nào? Quyền ưu tiên hoạt động sẽ thực hiện ra sao?
Trong khu vực bay thì tốc độ di chuyển của phương tiện sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Tốc độ di chuyển của phương tiện
1. Tốc độ tối đa cho phép:
a) 05 km/h trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay;
b) 35 km/h trên đường công vụ trên sân đỗ tàu bay;
c) 50 km/h trên đường công vụ ngoài sân đỗ tàu bay, đường phục vụ công tác tuần tra sân bay.
2. Tốc độ tối đa cho phép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp có tình huống khẩn nguy tại sân bay. Trong trường hợp này, các phương tiện thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy theo kế hoạch khẩn nguy được duyệt và công bố.
3. Trong điều kiện đặc biệt của từng cảng hàng không, sân bay và để đảm bảo an toàn khai thác tại khu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay có thể quy định cụ thể tốc độ của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trong tài liệu khai thác sân bay, phù hợp với tính năng hoạt động của phương tiện nhưng không được vượt quá tốc độ tối đa cho phép quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời nêu rõ lý do cụ thể và thông báo rộng rãi cho các cơ quan, đơn vị biết, tổ chức thực hiện.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện việc sơn tín hiệu giới hạn tốc độ hoặc gắn biển giới hạn tốc độ trên đường công vụ trong khu bay.
Như vậy, về tốc độ trong khu vực bay sẽ tuân thủ như sau:
- Tốc độ tối đa cho phép:
+ 05 km/h trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay;
+ 35 km/h trên đường công vụ trên sân đỗ tàu bay;
+ 50 km/h trên đường công vụ ngoài sân đỗ tàu bay, đường phục vụ công tác tuần tra sân bay.
- Tốc độ tối đa cho phép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp có tình huống khẩn nguy tại sân bay.
Trong trường hợp này, các phương tiện thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy theo kế hoạch khẩn nguy được duyệt và công bố.
- Trong điều kiện đặc biệt của từng cảng hàng không, sân bay và để đảm bảo an toàn khai thác tại khu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay có thể quy định cụ thể tốc độ của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trong tài liệu khai thác sân bay, phù hợp với tính năng hoạt động của phương tiện nhưng không được vượt quá tốc độ tối đa cho phép quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời nêu rõ lý do cụ thể và thông báo rộng rãi cho các cơ quan, đơn vị biết, tổ chức thực hiện.
- Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện việc sơn tín hiệu giới hạn tốc độ hoặc gắn biển giới hạn tốc độ trên đường công vụ trong khu bay.
Khu vực bay (Hình từ Internet)
Trong khu vực bay quyền ưu tiên hoạt động sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Quyền ưu tiên hoạt động trong khu bay
1. Người, phương tiện, thiết bị phải dừng, đỗ, di chuyển về vị trí an toàn theo quy định khi tàu bay đang hạ cánh, cất cánh và di chuyển.
2. Người, phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay phải ưu tiên, nhường đường cho xe, phương tiện tham gia ứng phó tình huống khẩn nguy sân bay, phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
3. Người, phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay phải ưu tiên nhường đường cho phương tiện, xe kéo đẩy đang kéo, đẩy tàu bay.
Theo đó, quyền ưu tiên hoạt động trong khu bay sẽ thực hiện như sau:
- Người, phương tiện, thiết bị phải dừng, đỗ, di chuyển về vị trí an toàn theo quy định khi tàu bay đang hạ cánh, cất cánh và di chuyển.
- Người, phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay phải ưu tiên, nhường đường cho xe, phương tiện tham gia ứng phó tình huống khẩn nguy sân bay, phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
- Người, phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay phải ưu tiên nhường đường cho phương tiện, xe kéo đẩy đang kéo, đẩy tàu bay.
Hoạt động của người khi di chuyển trên đường cất hạ cánh ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Hoạt động của người, phương tiện khi di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn
1. Người và phương tiện khi tham gia hoạt động trên đường cất hạ cánh, đường lăn phải được sự đồng ý và tuân thủ nghiêm hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu; đảm bảo liên lạc được thông suốt và liên tục trong quá trình hoạt động.
2. Khi nhận được yêu cầu di chuyển ra khỏi đường cất hạ cánh, đường lăn từ đài kiểm soát tại sân bay, người, phương tiện phải nhanh chóng di chuyển đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định so với tim đường cất hạ cánh, đường lăn.
3. Người và phương tiện đang di chuyển trên đường lăn phải dừng chờ tại vị trí chờ trên đường lăn trước khi lên đường cất hạ cánh hoặc tại các giao điểm của các đường lăn trừ khi được phép của đài kiểm soát tại sân bay.
4. Trong trường hợp mất liên lạc, người điều khiển phương tiện phải:
a) Tìm mọi cách để thiết lập lại liên lạc với kiểm soát viên không lưu;
b) Chủ động quan sát hoạt động trên đường cất hạ cánh, đường lăn và thực hiện việc di dời khỏi đường cất hạ cánh, đường lăn, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với tim đường cất hạ cánh, đường lăn và dừng chờ cho đến khi liên lạc hoặc nhận được chỉ dẫn của đài kiểm soát tại sân bay bằng tín hiệu đèn theo quy định;
c) Sử dụng các thiết bị liên lạc cần thiết để liên lạc trực tiếp với người khai thác cảng hàng không, sân bay và đài kiểm soát tại sân bay để thông báo việc di chuyển ra khỏi đường cất hạ cánh, đường lăn và phối hợp xử lý.
Theo đó, hoạt động của người khi di chuyển trên đường cất hạ cánh sẽ thực hiện theo quy định trên của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.