Trong không lưu hàng không dân dụng thì độ cao bay an toàn thấp nhất là như thế nào? Khi nào máy bay được xem là đang trong tình huống nguy cấp?
Trong không lưu hàng không dân dụng thì độ cao bay an toàn thấp nhất là như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 7 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Độ cao bay an toàn thấp nhất
1. Độ cao bay an toàn thấp nhất do Cục Hàng không Việt Nam quy định và công bố cho từng đường bay ATS, RNAV/RNP, vùng trời kiểm soát.
2. Độ cao bay an toàn thấp nhất trên đường bay được tính so với điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân tạo trong dải bảo vệ 25 km về mỗi bên trục đường bay ATS, trong dải bảo vệ theo quy định của từng kiểu loại dẫn đường RNAV/RNP như sau:
a) Tối thiểu là 300 m đối với địa hình đồng bằng, trung du và mặt nước;
b) Tối thiểu là 600 m đối với địa hình vùng núi.
3. Trong vùng trời sân bay, độ cao bay an toàn thấp nhất phải được quy định cho các phân khu của từng phương thức tiếp cận bằng thiết bị. Độ cao bay an toàn thấp nhất trong từng phân khu tối thiểu là 300 m trên điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân tạo trong vòng 46 km cách đài dẫn đường của phương thức tiếp cận bằng thiết bị, kể cả vùng đệm rộng 09 km bao quanh mỗi phân khu. Đối với địa hình vùng núi cao, độ cao này quy định tối thiểu là 600 m.
4. Nếu chênh lệch độ cao trong các phân khu dưới 100 m, có thể quy định độ cao bay an toàn thấp nhất chung cho các phân khu.
5. Đối với hai phương thức bay sử dụng hai thiết bị dẫn đường đặt cách nhau không quá 09 km, độ cao bay an toàn thấp nhất cho từng phân khu được chọn là độ cao có giá trị lớn hơn.
Theo đó, trong không lưu hàng không dân dụng thì độ cao bay an toàn thấp nhất do Cục Hàng không Việt Nam quy định và công bố cho từng đường bay ATS, RNAV/RNP, vùng trời kiểm soát.
Bên cạnh đó, độ cao bay an toàn thấp nhất trên đường bay được tính so với điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân tạo trong dải bảo vệ 25 km về mỗi bên trục đường bay ATS, trong dải bảo vệ theo quy định của từng kiểu loại dẫn đường RNAV/RNP như sau:
+ Tối thiểu là 300 m đối với địa hình đồng bằng, trung du và mặt nước;
+ Tối thiểu là 600 m đối với địa hình vùng núi.
- Trong vùng trời sân bay, độ cao bay an toàn thấp nhất phải được quy định cho các phân khu của từng phương thức tiếp cận bằng thiết bị.
Độ cao bay an toàn thấp nhất trong từng phân khu tối thiểu là 300 m trên điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân tạo trong vòng 46 km cách đài dẫn đường của phương thức tiếp cận bằng thiết bị, kể cả vùng đệm rộng 09 km bao quanh mỗi phân khu.
Đối với địa hình vùng núi cao, độ cao này quy định tối thiểu là 600 m.
- Nếu chênh lệch độ cao trong các phân khu dưới 100 m, có thể quy định độ cao bay an toàn thấp nhất chung cho các phân khu.
- Đối với hai phương thức bay sử dụng hai thiết bị dẫn đường đặt cách nhau không quá 09 km, độ cao bay an toàn thấp nhất cho từng phân khu được chọn là độ cao có giá trị lớn hơn.
Như vậy, trong không lưu hàng không dân dụng thì độ cao bay an toàn thấp nhất do Cục Hàng không Việt Nam quy định và công bố cho từng đường bay ATS, RNAV/RNP, vùng trời kiểm soát.
Độ cao cụ thể tùy vào từng vùng mà được giới hạn theo quy định trên.
Không lưu (Hình từ Internet)
Trong không lưu hàng không dân dụng thì khi nào máy bay được xem là đang trong tình huống nguy cấp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Xử lý tình huống khẩn nguy trong khi bay
1. Một tàu bay được xem hoặc được coi là ở trong tình huống khẩn nguy, kể cả bị can thiệp bất hợp pháp phải được quan tâm, hỗ trợ và ưu tiên hơn tàu bay khác. Để chỉ tàu bay đang ở trong tình huống khẩn nguy, tổ lái tàu bay có trang bị máy phát - đáp, đường truyền dữ liệu phù hợp có thể thực hiện như sau:
a) Đặt chế độ A, mã số 7700;
b) Đặt chế độ A, mã số 7500 để báo cáo tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp;
c) Kích hoạt chế độ khẩn nguy, khẩn cấp của giám sát ADS;
d) Truyền điện văn qua liên lạc CPDLC.
...
Theo đó, một tàu bay (hay còn gọi là máy bay) được xem hoặc được coi là ở trong tình huống khẩn nguy, kể cả bị can thiệp bất hợp pháp phải được quan tâm, hỗ trợ và ưu tiên hơn tàu bay khác.
Để chỉ tàu bay đang ở trong tình huống khẩn nguy, tổ lái tàu bay có trang bị máy phát - đáp, đường truyền dữ liệu phù hợp có thể thực hiện như sau:
+ Đặt chế độ A, mã số 7700;
+ Đặt chế độ A, mã số 7500 để báo cáo tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp;
+ Kích hoạt chế độ khẩn nguy, khẩn cấp của giám sát ADS;
+ Truyền điện văn qua liên lạc CPDLC.
Như vậy, trong mỗi tàu bay sẽ có thiết bị truyền tin tức khi tàu bay gặp sự cố và thực hiện truyền dữ liệu theo quy định trên.
Trong không lưu hàng không dân dụng khi nghi ngờ tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sa:
Xử lý tình huống khẩn nguy trong khi bay
...
2. Khi một tàu bay ở trong tình huống hoặc nghi ngờ ở trong tình huống bị can thiệp bất hợp pháp, cơ sở ATS phải trợ giúp kịp thời khi có yêu cầu; phải liên tục cung cấp các thông tin chính xác để hỗ trợ cho việc điều khiển tàu bay an toàn và tiến hành những hành động cần thiết cho các giai đoạn của chuyến bay, đặc biệt cho giai đoạn tàu bay hạ cánh.
3. Các biện pháp xử lý cụ thể trong tình huống khẩn nguy được thực hiện theo tài liệu nghiệp vụ “Phương thức không lưu HKDD” và tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay.
Theo đó, khi một tàu bay ở trong tình huống hoặc nghi ngờ ở trong tình huống bị can thiệp bất hợp pháp, cơ sở ATS phải trợ giúp kịp thời khi có yêu cầu;
Phải liên tục cung cấp các thông tin chính xác để hỗ trợ cho việc điều khiển tàu bay an toàn và tiến hành những hành động cần thiết cho các giai đoạn của chuyến bay, đặc biệt cho giai đoạn tàu bay hạ cánh.
Bên cạnh đó thì các biện pháp xử lý cụ thể trong tình huống khẩn nguy được thực hiện theo tài liệu nghiệp vụ “Phương thức không lưu HKDD” và tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.