Trong khai thác cảng hàng không có bắt buộc mọi đối tượng phải thực hiện báo cáo về tai nạn và sự cố an toàn hay không?

Xin chào, tôi muốn hỏi là đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo về tai nạn và sự cố an toàn khai thác cảng hàng không? Tự báo cáo vi phạm quy định về báo cáo bắt buộc sự cố an toàn khai thác cảng hàng không cần đáp ứng điều kiện gì? - Câu hỏi của anh Long (Bến Tre).

Trong khai thác cảng hàng không có bắt buộc mọi đối tượng phải thực hiện báo cáo về tai nạn và sự cố an toàn hay không?

báo cáo về tai nạn và sự cố an toàn khai thác cảng hàng không

Báo cáo về tai nạn và sự cố an toàn khai thác cảng hàng không? (Hình từ Internet)

Theo Điều 77 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Báo cáo tự nguyện
1. Báo cáo tự nguyện là báo cáo được thực hiện do tổ chức hoặc cá nhân không yêu cầu phải thực hiện báo cáo bắt buộc.
2. Các tổ chức, cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện báo cáo tự nguyện trong các hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay vì mục đích an toàn.
3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Đảm bảo báo cáo tự nguyện và các phân tích tiếp theo được sử dụng dưới dạng hạn chế và không tiết lộ hoặc thể hiện thông tin liên quan đến người, tổ chức báo cáo trừ khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân báo cáo đồng ý tiết lộ;
b) Bảo mật các báo cáo tự nguyện, thông tin sử dụng từ các báo cáo tự nguyện không làm ảnh hưởng đến người, tổ chức báo cáo;
c) Thực hiện các biện pháp xử lý, kiểm tra, giám sát an toàn cần thiết xuất phát từ báo cáo tự nguyện.

Theo đó, đối với những tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp yêu cầu phải thực hiện báo cáo bắt buộc về tai nạn và sự cố an toàn khai thác cảng hàng không thì không phải thực hiện báo cáo bắt buộc.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân cũng được Cục Hàng không Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện báo cáo tự nguyện trong các hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay vì mục đích an toàn.

Đối tượng nào cần phải báo cáo về tai nạn và sự cố an toàn khai thác cảng hàng không?

Theo Điều 75 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Quy định chung về báo cáo, điều tra tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Mục đích của các yêu cầu báo cáo là thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá mức độ an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, nhận dạng mối nguy, rủi ro uy hiếp an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay để đưa ra các khuyến cáo và giải pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa tai nạn, sự cố an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Các tổ chức phải thực hiện quy trình báo cáo tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay gồm:
a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không gồm: dịch vụ khai thác nhà ga hành khách; dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa; dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không.
3. Các tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
a) Báo cáo bắt buộc các sự cố, vụ việc liên quan đến lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này;
b) Thông báo, cung cấp đầy đủ các thông tin các sự cố, vụ việc liên quan đến an toàn khai thác cho người khai thác cảng hàng không, sân bay và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức điều tra, xác minh, giảng bình tai nạn mức A, sự cố mức B, mức C, trừ trường hợp tai nạn, sự cố liên quan đến tàu bay được điều tra theo quy định của pháp luật về điều tra tại nạn, sự cố tàu bay; chỉ đạo xử lý, khắc phục tai nạn, sự cố; ban hành khuyến cáo phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố; báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tai nạn mức A, sự cố mức B bao gồm báo cáo ban đầu, báo cáo cuối cùng.
5. Cảng vụ hàng không tổ chức điều tra, xác minh, giảng bình sự cố mức D; chỉ đạo xử lý, khắc phục sự cố; ban hành khuyến cáo phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố; báo cáo an toàn theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về sự cố mức D bao gồm báo cáo ban đầu, báo cáo cuối cùng.
6. Tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến vụ việc có trách nhiệm tổ chức giảng bình vụ việc mức E; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vụ việc.
7. Tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có liên quan đến tai nạn, sự cố an toàn phải tự điều tra, xác minh, giảng bình tai nạn, sự cố trong phạm vi của tổ chức; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố.

Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 75 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định các tổ chức, cá nhân sau đây phải thực hiện quy trình báo cáo tai nạn và sự cố an toàn khai thác cảng hàng không, gồm:

+ Người khai thác cảng hàng không, sân bay;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không gồm: dịch vụ khai thác nhà ga hành khách; dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa; dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không.

Tự báo cáo vi phạm quy định về báo cáo bắt buộc sự cố an toàn khai thác cảng hàng không cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 4 Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:

Cục Hàng không Việt Nam khuyến khích việc tự báo cáo các hành vi vi phạm các quy định về báo cáo sự cố bắt buộc an toàn khai thác cảng hàng không và sẽ không áp dụng các biện pháp chế tài nếu người báo cáo được coi là đã thực hiện tuân thủ với các điều kiện sau đây:

+ Các đối tượng điều chỉnh đã thông báo tức thì cho Cục Hàng không Việt Nam các vi phạm đã rõ ràng sau khi được phát hiện trước khi Cục Hàng không Việt Nam nhận biết được chúng thông qua các kênh liên lạc khác.

+ Việc thông báo đã không được thực hiện trong quá trình điều tra hoặc kiểm tra của Cục Hàng không Việt Nam hoặc trong mối liên hệ với tai nạn hoặc sự cố tàu bay.

+ Sự vi phạm quy chế an toàn đã xảy ra không ngoài ý muốn.

+ Việc vi phạm quy chế an toàn xảy ra không phải do thiếu kiến thức, kinh nghiệm của các chủ thể bị điều chỉnh.

+ Có hành động kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam, sau khi phát hiện ra vi phạm, nhằm chấm dứt các nguyên nhân gây ra các vi phạm đó.

+ Các đối tượng điều chỉnh đã lập kế hoạch hoặc đang lập kế hoạch thực hiện khắc phục triệt để các vi phạm nhằm đáp ứng các quy định của Cục Hàng không Việt Nam.

+ Việc khắc phục triệt để bao gồm hoạt động tự đánh giá để đảm bảo việc khắc phục các vi phạm đã được thực hiện một cách phù hợp.

+ Việc tự đánh giá sẽ bổ trợ cho các đợt kiểm tra do Cục Hàng không Việt Nam thực hiện.

Theo đó, nội dung trên đây quy định các điều kiện tổ chức, cá nhân cần đáp ứng khi thực hiện tự báo vi phạm quy định về báo cáo bắt buộc sự cố an toàn khai thác cảng hàng không.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,346 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào