Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia nhằm mục đích gì?
- Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia nhằm mục đích gì?
- Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định giao hàng từng phần thì người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc không?
- Tiền bồi thường thiệt hại trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự được vào lúc ký kết hợp đồng không?
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.
2. Nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Các quy định của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia nhằm mục đích để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định giao hàng từng phần thì người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu hợp đồng quy định giao hàng từng phần và nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng về lô hàng đó thì bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng về phần lô hàng đó.
2. Nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.
3. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc, tuyên bố hợp đồng bị hủy đối với các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu, do tính liên kết, các lô hàng này không thể sử dụng được cho những mục đích do hai bên đã dự tính vào lúc ký kết hợp đồng.
Theo đó, nếu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định giao hàng từng phần thì người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc nêu bên bán không thực hiện nghĩa vụ cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng.
Việc hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào cùng lúc có thể là đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu, do tính liên kết, các lô hàng này không thể sử dụng được cho những mục đích do hai bên đã dự tính vào lúc ký kết hợp đồng.
Tiền bồi thường thiệt hại trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự được vào lúc ký kết hợp đồng không?
Căn cứ theo Điều 74 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.
Như vậy, tiền bồi thường thiệt hại trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự được vào lúc ký kết hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.