Trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ có những trách nhiệm nào?
- Trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ có những trách nhiệm nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm gì trong hoạt động thanh tra ngành công thương?
- Trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Giám đốc Sở Công Thương có những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Công Thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan được quy định thế nào?
Trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ có những trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 127/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
2. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho Thanh tra Bộ và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ có những trách nhiệm được quy định tại Điều 41 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Đồng thời bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho Thanh tra Bộ và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
Trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ có những trách nhiệm nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm gì trong hoạt động thanh tra ngành công thương?
Theo Điều 42 Nghị định 127/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 54/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo biên chế, kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở.
2. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và bảo đảm chế độ chính sách đối với thanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm được quy định tại Điều 42 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo biên chế, kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở.
Trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Giám đốc Sở Công Thương có những trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 127/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của Giám đốc Sở Công Thương như sau:
Trách nhiệm của Giám đốc Sở Công Thương
1. Chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì Giám đốc Sở Công Thương có những trách nhiệm được quy định tại Điều 43 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra.
Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Công Thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 127/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Công Thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan như sau:
Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Công Thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Tổng cục, Cục thuộc Bộ Công Thương, Thanh tra tỉnh, Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Sở phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở, ngành của tỉnh, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, trong hoạt động thanh tra ngành công thương thì trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Công Thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 44 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.