Trong hoạt động phòng thủ dân sự, việc chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự là trách nhiệm của ai?
- Trong hoạt động phòng thủ dân sự, việc chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự là trách nhiệm của ai?
- Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động phòng thủ dân sự là gì?
- Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định hiện nay?
Trong hoạt động phòng thủ dân sự, việc chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự là trách nhiệm của ai?
Theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
1. Bộ Quốc phòng
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; hướng dẫn thực hiện Nghị định này;
b) Bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia và tổ chức bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng kế hoạch, bảo đảm ngân sách và bảo đảm phương tiện, vật tư thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước; thẩm định kế hoạch phòng thủ dân sự của các bộ, ngành trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 hoàn thành. Từ năm 2021 trở đi triển khai thực hiện các kế hoạch;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành trung ương có liên quan xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng nòng cốt, cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh, sinh viên, học viên và toàn dân trên lĩnh vực được phân công;
đ) Chỉ đạo các Quân khu: Hướng dẫn chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp là cơ quan thường trực, chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;
e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương chỉ đạo xây dựng các công trình phòng, chống chiến tranh, ứng phó thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng thuộc quyền làm nhiệm vụ khi có chiến tranh, ứng phó thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả thảm họa, chiến tranh;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành trung ương có liên quan thẩm định kế hoạch xây dựng các công trình đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự;
h) Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng thủ dân sự;
i) Thực hiện nhiệm vụ là đầu mối hợp tác quốc tế ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự theo thẩm quyền;
k) Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thống kê, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công.
Theo đó, việc chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự là trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong hoạt động phòng thủ dân sự.
Hoạt động phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động phòng thủ dân sự là gì?
Về trách nhiệm của Bộ Công an, được quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 02/2019/NĐ-CP:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong phòng thủ dân sự;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh;
- Chỉ đạo lực lượng Công an xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự; phối hợp với các lực lượng vũ trang và đơn vị liên quan tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn theo quy định;
- Chủ trì nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng thảm họa, sự cố để kích động chống phá; trao đổi thông tin cho các bộ, ngành trung ương, địa phương tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nhận thức, phòng tránh.
Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định hiện nay?
Cụ thể tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định Bộ Y tế phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng, huấn luyện lực lượng huy động ngành y tế;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng quy hoạch hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y khu vực biên giới, trên biển, đảo, tăng cường năng lực hệ thống y tế phòng thủ dân sự;
- Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh tối nguy hiểm trong tình huống thảm họa;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chủ trương đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y khu vực biên giới, trên biển, đảo theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.