Trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thì mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng là bao nhiêu?
- Trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thì mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng là bao nhiêu?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quyền quyết định mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cao hơn mức quy định không?
- Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí như thế nào?
Trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thì mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 76/2023/NĐ-CP chi hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục:
Chi hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Chi thông tin, truyền thông, giáo dục thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
2. Chi thông tin, truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng: Nội dung và mức chi nhuận bút xây dựng bản tin, phóng sự, tọa đàm về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ về chi chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
3. Chi thông tin, truyền thông, giáo dục thông qua loa truyền thanh theo quy định của Chính phủ về chi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
4. Chi sản xuất và phát hành băng rôn, panô, áp-phích, tranh cổ động: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ và quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi; số buổi luyện tập tối đa cho một chương trình là 10 buổi;
b) Bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn: Tối đa 300.000 đồng/người;
c) Bồi dưỡng người dẫn chương trình: Tối đa 500.000 đồng/buổi;
d) Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ và các khoản thuê khác: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
6. Chi tổ chức chiến dịch truyền thông tại cộng đồng:
Như vậy, trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thì mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng như sau:
- Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi; số buổi luyện tập tối đa cho một chương trình là 10 buổi;
- Bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn: Tối đa 300.000 đồng/người;
- Bồi dưỡng người dẫn chương trình: Tối đa 500.000 đồng/buổi;
- Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ và các khoản thuê khác: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
Trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thì mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quyền quyết định mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cao hơn mức quy định không?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước:
Quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trong phạm vi dự toán chi ngân sách được giao.
3. Mức chi quy định tại Nghị định này là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi quy định tại Nghị định này để thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
4. Đối với các khoản chi có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định.
Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về bố trí, dự toán ngân sách nhà nước:
Theo đó, ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ để chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.