Trong hồ sơ khảo sát địa hình của công trình đê điều thì thuyết minh địa hình sẽ gồm những nội dung nào?

Em ơi cho anh hỏi: Trong hồ sơ khảo sát địa hình của công trình đê điều thì thuyết minh địa hình sẽ gồm những nội dung nào? Đo vẽ mặt cắt ngang công trình đê điều được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Toàn đến từ Long An.

Trong hồ sơ khảo sát địa hình của công trình đê điều thì thuyết minh địa hình sẽ gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo tiết 6.8.1 tiểu mục 6.8 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:

Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
...
6.8 Thành phần hồ sơ địa hình
Hồ sơ địa hình gồm 2 phần chính: Thuyết minh địa hình và tài liệu địa hình.
6.8.1 Thuyết minh địa hình, như quy định trong 4.4, nội dung cụ thể như sau
Những căn cứ khảo sát địa hình:
+ Căn cứ pháp qui, pháp chế.
+ Các qui trình, qui phạm.
- Giới thiệu vị trí địa lý, địa hình công trình.
- Qui mô công trình dẫn đến yêu cầu nội dung khối lượng khảo sát địa hình.
- Biện pháp kỹ thuật tiến hành đo, vẽ, tính, bình sai.
- Phương pháp kiểm tra, nghiệm thu tài liệu và kết luận chất lượng tài liệu.
...

Như vậy, trong hồ sơ khảo sát địa hình của công trình đê điều thì thuyết minh địa hình sẽ gồm những nội dung sau:

- Giới thiệu vị trí địa lý, địa hình công trình.

- Qui mô công trình dẫn đến yêu cầu nội dung khối lượng khảo sát địa hình.

- Biện pháp kỹ thuật tiến hành đo, vẽ, tính, bình sai.

- Phương pháp kiểm tra, nghiệm thu tài liệu và kết luận chất lượng tài liệu.

Công trình địa hình

Công trình địa hình (Hình từ Internet)

Tài liệu địa hình trong khảo sát công trình địa hình gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo tiết 6.8.2 tiểu mục 6.8 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:

Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
...
6.8 Thành phần hồ sơ địa hình
...
6.8.2 Tài liệu địa hình
- Lưới khống chế mặt bằng, độ cao.
- Các loại bản đồ, bình đồ.
- Các loại mặt cắt dọc, ngang.
- Cao, tọa độ các vị trí công trình tuyến đê điều, vị trí các cắt dọc, ngang, các hố khoan đào, các vết lũ, các vết lộ địa chất...
- Ghi chú, sơ họa hệ thống lưới khống chế mặt bằng, cao độ.
...

Như vậy, tài liệu địa hình trong khảo sát công trình địa hình gồm những nội dung sau:

- Lưới khống chế mặt bằng, độ cao.

- Các loại bản đồ, bình đồ.

- Các loại mặt cắt dọc, ngang.

- Cao, tọa độ các vị trí công trình tuyến đê điều, vị trí các cắt dọc, ngang, các hố khoan đào, các vết lũ, các vết lộ địa chất...

- Ghi chú, sơ họa hệ thống lưới khống chế mặt bằng, cao độ.

Đo vẽ mặt cắt ngang công trình đê điều được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:

Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
...
6.6 Đo vẽ mặt cắt ngang (xem Phụ lục E)
6.6.1 Đê
Phạm vi: Chiều rộng cắt ngang thường đo bằng 1,5 - 2 lần chiều rộng của đê thiết kế để có thể dịch chuyển vị trí tim đê cho phù hợp.
Mật độ: trung bình từ 50 m - 100 m /1 mặt cắt.
- Tỷ lệ vẽ: thường theo tỷ lệ từ 1/100 - 1/200.
6.6.2 Kè
- Phạm vi: Chiều rộng cắt ngang thường đo bằng chiều rộng kè thiết kế cộng thêm phần chân từ dưới kè vượt qua chỗ sâu nhất của lòng sông gần kè từ 5 m - 10 m.
Mật độ: trung bình từ 25 m - 50 m/1 mặt cắt.
Tỷ lệ vẽ: thường theo tỷ lệ từ 1/100 - 1/200.
6.6.3 Cống
Phạm vi: Chiều rộng đo bằng 2 lần phạm vi của cống và tối đa bằng chiều rộng của băng bình đồ
- Mật độ: trung bình 25 m/1 mặt cắt, thường là 3 mặt cắt.
Tỷ lệ về: thường theo tỷ lệ từ 1/100 - 1/200, đôi khi cống nhỏ có thể vẽ tỷ lệ 1/50.
...

Theo đó, đo vẽ mặt cắt ngang công trình đê điều được thực hiện như sau:

- Đê

+ Phạm vi: Chiều rộng cắt ngang thường đo bằng 1,5 - 2 lần chiều rộng của đê thiết kế để có thể dịch chuyển vị trí tim đê cho phù hợp.

++ Mật độ: trung bình từ 50 m - 100 m /1 mặt cắt.

+ Tỷ lệ vẽ: thường theo tỷ lệ từ 1/100 - 1/200.

- Kè

+ Phạm vi: Chiều rộng cắt ngang thường đo bằng chiều rộng kè thiết kế cộng thêm phần chân từ dưới kè vượt qua chỗ sâu nhất của lòng sông gần kè từ 5 m - 10 m.

++ Mật độ: trung bình từ 25 m - 50 m/1 mặt cắt.

+ Tỷ lệ vẽ: thường theo tỷ lệ từ 1/100 - 1/200.

- Cống

+ Phạm vi: Chiều rộng đo bằng 2 lần phạm vi của cống và tối đa bằng chiều rộng của băng bình đồ

++ Mật độ: trung bình 25 m/1 mặt cắt, thường là 3 mặt cắt.

+ Tỷ lệ về: thường theo tỷ lệ từ 1/100 - 1/200, đôi khi cống nhỏ có thể vẽ tỷ lệ 1/50.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,386 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào