Trong giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường Nhà nước, việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào người yêu cầu bồi thường Nhà nước có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường?
- Trong giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường Nhà nước, việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào?
- Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện như thế nào?
Trường hợp nào người yêu cầu bồi thường Nhà nước có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án như sau:
Khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án
1. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường chưa yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 của Luật này.
...
Theo đó, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường chưa yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường.
Hoặc trường hợp người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường theo quy định.
Yêu cầu bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Trong giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường Nhà nước, việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường như sau:
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường
1. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường trong trường hợp bị đơn là các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 33 của Luật này;
b) Cơ quan quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 33 của Luật này ở cấp huyện và cấp xã;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp huyện.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường trong trường hợp bị đơn là các cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 53 nêu trên.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 nêu trên.
Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường như sau:
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường
1. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Cơ quan, tổ chức, người có liên quan phải thực hiện việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người bị thiệt hại theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
Theo đó, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
Đồng thời cơ quan, tổ chức, người có liên quan phải thực hiện việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người bị thiệt hại theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.