Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động có được tạm ứng tiền lương hay không? Mẫu đơn tạm ứng tiền lương?
Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động có được tạm ứng tiền lương hay không?
Căn cứ tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 về tạm ứng tiền lương:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, trong dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động vẫn có thể được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận và không bị tính lãi.
Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động có được tạm ứng tiền lương hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn tạm ứng tiền lương cho người lao động trong dịp lễ 30/4 -1/5? Hướng dẫn viết đơn?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan vẫn chưa có quy định cụ thể mẫu đơn tạm ứng tiền lương cho người lao động trong dịp lễ 30/4 -1/5.
Do đó:
- Nếu trong trường hợp các quy định nội bộ của doanh nghiệp có quy định về mẫu đơn tạm ứng tiền lương cho người lao động trong dịp lễ 30/4 -1/5 thì người lao động áp dụng mẫu đơn đó trong trường hợp của mình.
- Ngược lại, nếu các quy định nội bộ của doanh nghiệp không có quy định cụ thể mẫu đơn tạm ứng tiền lương cho người lao động trong dịp lễ 30/4 -1/5 thì người lao động có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây:
Tải về Mẫu đơn tạm ứng tiền lương cho người lao động trong dịp lễ 30/4 -1/5.
Hướng dẫn viết đơn tạm ứng tiền lương cho người lao động trong dịp lễ 30/4 -1/5:
Chú thích 1: Điền tên của Công ty.
Chú thích 2: Chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương (thực tế, các công ty thường trao quyền này cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính…).
Chú thích 3: Họ và tên của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.
Chú thích 4: Ngày, tháng, năm sinh của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.
Chú thích 5: Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
Chú thích 6: Điền tên của Công ty.
Chú thích 7: Điền số tiền đề nghị tạm ứng.
Chú thích 8: Điền lý do tạm ứng tiền lương (ví dụ: để có tiền trang trải cho đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 về quê thăm gia đình; phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân, gia đình người lao động…).
Chú thích 9: Chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương (thực tế, các công ty thường trao quyền này cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính…).
Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động có nằm trong chính sách của Nhà nước về lao động hay không?
Căn cứ tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 về chính sách của Nhà nước về lao động:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nằm trong chính sách của Nhà nước về lao động theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.