Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập được thực hiện như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập được thực hiện như thế nào? Gửi cho chị văn bản quy định về thi công các bộ phận này của công trình thủy lợi đập đất đầm nén luôn nha em. Cảm ơn em! Đây là câu hỏi của chị An Hằng đến từ Đà Nẵng.

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công sân phủ thượng lưu được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 11.1 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập, tường nghiêng, tường tâm
11.1 Thi công sân phủ thượng lưu
11.1.1 Sân phủ thượng lưu có thể đắp trước, sau hoặc đắp cùng đập nhưng phải đắp xong trước khi hồ bắt đầu tích nước. Trước khi đắp sân phủ phải xử lý nền theo yêu cầu của thiết kế và phải được nghiệm thu tương tự như nền đập.
11.1.2 Nếu đập đất có bố trí tường nghiêng chống thấm thì sân phủ phải đắp đồng thời hoặc xong trước phần đáy của tường nghiêng.
11.1.3 Khi nền sân phủ là cuội sỏi, trước khi đắp đất sân phủ phải đắp tầng lọc để tránh hiện tượng đất bị xói ngầm và trôi vào lớp cuội sỏi.
11.1.4 Vật liệu đắp sân phủ được quy định trong thiết kế. Phương pháp đắp và yêu cầu về thiết bị thực hiện tương tự như công tác đắp đập. Sân phủ phải đắp theo từng lớp và đầm chặt đạt dung trọng khô và độ chặt thiết kế. Các vị trí tiếp giáp phải được xử lý đảm bảo yêu cầu như tiếp giáp ở thân đập.
11.1.5 Ngay sau khi đắp xong sân phủ cần nhanh chóng phủ lên bề mặt một lớp đất bảo vệ để tránh nứt nẻ. Không được phép khoan, đào hố, chôn cột, đóng cọc trong phạm vi sân phủ.
11.1.6 Nếu sân phủ được làm bằng các loại vật liệu khác có khả năng chống thấm như: vải địa kỹ thuật chống thấm (Geomembrane), bê tông, bê tông cốt thép, bê tông asphalts và các vật liệu có khả năng chống thấm khác thì khi thi công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành tương ứng.
...

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công chân khay được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 11.2 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập, tường nghiêng, tường tâm
...
11.2 Thi công chân khay
11.2.1 Chỉ được đắp chân khay sau khi đã xử lý xong nền theo đúng yêu cầu của thiết kế, tiêu nước, vét bùn và dọn sạch đất đá rời rạc, xử lý các vết nứt. Phải đắp các chỗ thấp trước cho tới khi đạt được độ cao đồng đều trên suốt chiều dài của chân khay rồi mới được đắp lên đều.
11.2.2 Phương pháp và trình tự đắp chân khay thực hiện tương tự như công tác đắp đập.
11.2.3 Thiết bị đầm nén (đầm lăn ép, đầm xung kích) khi đắp chân khay phụ thuộc vào kích thước của nó. Khu vực tiếp giáp giữa chân khay và mái hố móng trong phạm vi từ (20 đến 30) cm phải đầm bằng đầm xung kích (đầm cóc kết hợp thủ công).
11.2.4 Khi chân khay làm bằng bê tông, phải đắp đất chèn hai bên lên cao đều. Trong phạm vi 1 m xung quanh chân khay phải đắp bằng đất tương tự như đất trong bộ phận chống thấm ở thân đập, lèn chặt bằng đầm xung kích, ngoài phạm vi 1 m mới được sử dụng các loại đầm lăn ép.
...

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công bộ phận chống thấm trong nền đập được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 11.3 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập, tường nghiêng, tường tâm
...
11.3 Thi công bộ phận chống thấm trong nền đập
11.3.1 Bộ phận chống thấm trong nền đập được quy định trong hồ sơ thiết kế. Về nguyên tắc bộ phận này phải được thi công và nghiệm thu đạt yêu cầu thiết kế mới được phép đắp đập. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, bộ phận này có thể thi công sau khi đắp đập một phần hoặc toàn bộ theo quy định trong hồ sơ thiết kế.
11.3.2 Tường chống thấm trong nền đập bằng bê tông, bê tông cốt thép, xi măng - bentonite, xi măng - đất, công tác thi công, kiểm tra, giám sát chất lượng và nghiệm thu theo các tiêu chuẩn hiện hành tương ứng. Việc thi công các loại tường trên theo phương pháp đào hào trong dung dịch bentonite phải theo một quy trình riêng được chủ đầu tư chấp thuận.
11.3.3 Tường chống thấm là các loại cừ (gỗ, bê tông cốt thép, thép, nhựa), khi thi công phải tuân thủ đúng quy trình riêng cho từng loại. Nhà thầu xây dựng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công hiện hành, hướng dẫn của nhà sản xuất, thiết bị thi công đặc thù cho từng loại để xây dựng quy trình thi công phù hợp và trình chủ đầu tư chấp thuận. Vật liệu làm cừ phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Đối với cừ do nhà thầu xây dựng tự sản xuất (gỗ, bê tông cốt thép) phải được kiểm tra chất lượng và có biên bản nghiệm thu trước khi hạ cừ.
11.3.4 Khoan phụt vữa xi măng tạo màn chống thấm thực hiện theo TCVN 8645.
...

Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập được thực hiện như quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,982 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào