Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công đống đá tiêu nước ở chân hạ lưu đập được thực hiện như thế nào?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công đống đá tiêu nước ở chân hạ lưu đập được thực hiện như thế nào?
- Thi công giếng tiêu nước và hào tiêu nước giảm áp trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén phải đáp ứng được các yêu cầu gì?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì yêu cầu chung của việc giám sát, kiểm tra chất lượng thi công được quy định như thế nào?
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công đống đá tiêu nước ở chân hạ lưu đập được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 13.2.1 tiểu mục 13.2 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Thi công bộ phận thoát nước, tầng lọc, lớp bảo vệ mái
...
13.2 Thi công bộ phận thoát nước
13.2.1 Thi công đống đá tiêu nước ở chân hạ lưu đập được thực hiện như sau:
1) Đá được sử dụng phải có khả năng chống được ăn mòn. Cường độ kháng nén, kích thước, quy cách phải theo đúng yêu cầu thiết kế.
2) Thi công có thể bằng cơ giới hoặc xếp đá bằng thủ công tùy theo kích thước của đống đá tiêu nước. Nếu thi công bằng cơ giới thì sau khi đổ đá phải san phẳng và đầm bằng đầm bánh hơi đạt độ chặt theo quy định của thiết kế. Thi công bằng thủ công thì phải xếp đá cho khít, các lỗ hổng phải chèn bằng đá nhỏ, không được xếp đá thành từng lớp. Mặt ngoài phải xếp đá tạo thành mặt phẳng, các viên đá có đuôi phải cắm vào trong, đảm bảo cho mái đá được ổn định.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công đống đá tiêu nước ở chân hạ lưu đập được thực hiện như trên.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Thi công giếng tiêu nước và hào tiêu nước giảm áp trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén phải đáp ứng được các yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiết 13.2.3 tiểu mục 13.2 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Thi công bộ phận thoát nước, tầng lọc, lớp bảo vệ mái
...
13.2 Thi công bộ phận thoát nước
...
13.2.3 Thi công giếng tiêu nước và hào tiêu nước giảm áp phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
1) Vị trí, kích thước giếng tiêu nước (hoặc hào), loại vật liệu, chiều dày các lớp lọc của giếng và hào phải theo đúng quy định của thiết kế;
2) Trong quá trình khoan (hoặc đào) giếng và hào giảm áp, phải thường xuyên theo dõi tình hình địa chất. Nếu thấy không phù hợp với tài liệu khảo sát phải kịp thời báo cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời;
3) Sau khi khoan (hoặc đào) xong phải loại bỏ hết bùn đất và rửa cho đến khi hút ra thấy nước trong mới thôi;
4) Khi đổ các lớp lọc vào giếng và hào phải đảm bảo không bị lẫn;
5) Có thể sử dụng vải địa kỹ thuật (vải lọc) thay lớp cát lọc trong các giếng và hào nhưng phải tính toán để xác định các thông số của vải theo các tiêu chuẩn hiện hành và được chủ đầu tư chấp thuận;
6) Cần thi công giếng và hào trước khi hồ tích nước. Trong trường hợp phải thi công khi hồ đã chứa nước phải đề ra các biện pháp xử lý nước đùn, sủi hoặc phụt lên cao.
7) Mỗi một giếng hay hào tiêu nước cần có lý lịch kỹ thuật riêng (chiều sâu, chiều rộng, các lớp địa chất, các lớp lọc, lưu lượng thiết kế, lưu lượng thực tế đo được). Sau khi nghiệm thu giếng phải bàn giao tài liệu cho chủ đập.
...
Như vậy khi thi công giếng tiêu nước và hào tiêu nước giảm áp trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén phải đáp ứng được 07 yêu cầu như quy định trên.
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì yêu cầu chung của việc giám sát, kiểm tra chất lượng thi công được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 15.1 Mục 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Giám sát, kiểm tra chất lượng thi công
15.1 Yêu cầu chung
15.1.1 Công tác giám sát, kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó có các nội dung sau đây:
1) Việc thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;
2) Việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng;
3) Chất lượng xây dựng công trình.
15.1.2 Công tác quản lý chất lượng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mọi công đoạn và công việc thi công. Nhà thầu xây dựng phải tự tổ chức quản lý chất lượng các công việc, công trình do mình đảm nhận. Chủ đầu tư phải tổ chức các bộ phận giám sát hoặc thuê tư vấn giám sát chất lượng. Nhà thầu tư vấn thiết kế phải thực hiện giám sát tác giả.
15.1.3 Nhà thầu xây dựng và tư vấn giám sát phải có đủ thiết bị, dụng cụ cần thiết để kiểm tra chất lượng tại hiện trường. Cán bộ làm công tác giám sát, kiểm tra chất lượng phải có đủ số lượng và được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
Theo đó, trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì yêu cầu chung của việc giám sát, kiểm tra chất lượng thi công được quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.