Trong công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân thì Thanh tra Chính phủ có những trách nhiệm gì?
Việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân như sau:
Quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
Chánh Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.
2. Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
Cơ quan có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân là Chánh Thanh tra Bộ Công an.
Bên cạnh đó Chánh Thanh tra Bộ Công an cũng có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.
Và Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân được báo cáo thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về báo cáo công tác giải quyết tố cáo như sau:
Báo cáo công tác giải quyết tố cáo
1. Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Chính phủ qua Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
2. Thủ trưởng Công an các cấp báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
Đồng thời Thủ trưởng Công an các cấp báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Trong công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân thì Thanh tra Chính phủ có những trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 22/2019/NĐ-CP về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
2. Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng Bộ Công an đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Như vậy, trong công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân thì Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Bên cạnh đó, Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng Bộ Công an đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì Tổng thanh tra Chính phủ có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.