Trong cơ sở giáo dục đại học thì truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện dưới những hình thức nào?

Em ơi cho chị hỏi: Trong cơ sở giáo dục đại học thì truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện dưới những hình thức nào? Và việc chăm sóc sức khỏe người học được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Khánh Vân đến từ Hà Giang.

Chăm sóc sức khỏe người học trong cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định như sau:

Chăm sóc sức khỏe người học
1. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.
2. Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.
3. Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.
4. Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.
5. Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

Cơ sở giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)

Trong cơ sở giáo dục đại học thì truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định như sau:

Truyền thông, giáo dục sức khỏe
1. Nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe bao gồm: Các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh; bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện và các nội dung khác về y tế.
2. Hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe
a) Thông qua các phương tiện truyền thông như: Loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, chiếu phim;
b) Truyền thông theo nhóm người học trên cơ sở phân loại phù hợp với từng loại hình đào tạo và quy mô đào tạo;
c) Truyền thông cá nhân cho người học;
d) Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về giáo dục sức khỏe; các buổi văn nghệ, hoạt động văn hóa, thể thao và lồng ghép các nội dung về sức khỏe trường học trong các sự kiện khác của cơ sở giáo dục;
đ) Lồng ghép trong các giờ giảng, chương trình ngoại khóa của cơ sở giáo dục;
e) Cấp phát các sản phẩm, tài liệu truyền thông cho người học;
g) Tổ chức các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe khác phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế trường học trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.

Như vậy trong cơ sở giáo dục đại học thì truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện dưới 07 hình thức như sau:

- Thông qua các phương tiện truyền thông;

- Truyền thông theo nhóm người học trên cơ sở phân loại phù hợp với từng loại hình đào tạo và quy mô đào tạo;

- Truyền thông cá nhân cho người học;

- Truyền thông trong các sự kiện;

- Lồng ghép trong các giờ giảng, chương trình ngoại khóa của cơ sở giáo dục;

- Cấp phát các sản phẩm, tài liệu truyền thông cho người học;

- Tổ chức các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trong cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học
1. Cơ sở giáo dục bố trí phòng riêng ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe người học; có trang thiết bị tối thiểu gồm giường khám bệnh, tủ dựng trang thiết bị y tế, tủ dựng thuốc và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục bố trí nhân viên y tế trường học trình độ chuyên môn y tế từ trung cấp trở lên, được đào tạo, tập huấn về sơ cứu, cấp cứu và cập nhật kiến thức chuyên môn y tế. Trường hợp nhân viên y tế trường học trực tiếp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được nhân viên y tế trường học tại khoản 2 Điều này thì hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc với cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác y tế trường học.

Như vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trong cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng được cái yêu cầu như quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,270 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào