Trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng tái tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời thì phải có giải pháp như thế nào?
- Trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời thì phải có giải pháp như thế nào?
- Khi phát triển năng lượng tái tạo thì tài chính sẽ được hỗ trợ như thế nào?
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong quản lý phát triển nguồn năng lượng tái tạo như thế nào?
Trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời thì phải có giải pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục VI Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
...
5. Các giải pháp nâng cao tỷ lệ phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo:
- Giải pháp phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời:
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển và sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nóng nước, hệ thống sưởi, làm lạnh sử dụng năng lượng mặt trời và hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.
+ Doanh nghiệp phát triển bất động sản có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng mặt trời khi thiết kế và xây dựng các tòa nhà, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.
+ Đối với một tòa nhà đã được hoàn thành, người sử dụng có thể lắp đặt hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn sản phẩm, với điều kiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của tòa nhà.
...
Như vậy, theo quy định trên trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng tái tạo hiện nay nếu muốn nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời thì phải có giải pháp theo quy định như sau:
- Giải pháp phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời:
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển và sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nóng nước, hệ thống sưởi, làm lạnh sử dụng năng lượng mặt trời và hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.
+ Doanh nghiệp phát triển bất động sản có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng mặt trời khi thiết kế và xây dựng các tòa nhà, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.
+ Đối với một tòa nhà đã được hoàn thành, người sử dụng có thể lắp đặt hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn sản phẩm, với điều kiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của tòa nhà.
Nguồn năng lượng tái tạo (Hình từ Internet)
Khi phát triển năng lượng tái tạo thì tài chính sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 Mục VI Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
...
6. Hỗ trợ tài chính cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo:
- Thành lập Quỹ phát triển năng lượng bền vững sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch, các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích phát triển ngành năng lượng trên phạm vi toàn quốc. Trong lĩnh vực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, Quỹ phát triển năng lượng bền vững được sử dụng:
+ Bù đắp cho chi phí phát sinh của các đơn vị điện lực:
. Đầu tư hệ thống điện độc lập sử dụng nguồn điện độc lập sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo.
. Do phát triển lưới điện để đấu nối với các nguồn điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo, mà không thể thu hồi được từ giá truyền tải điện.
+ Sử dụng để hỗ trợ:
. Các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và các dự án thí điểm cho phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;
. Các dự án sử dụng năng lượng tái tạo ở các khu vực nông thôn;
. Xây dựng các hệ thống phát điện độc lập bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo;
. Các khảo sát và đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng các hệ thống thông tin có liên quan;
. Thúc đẩy việc sản xuất, nội địa hóa thiết bị cho việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
- Ưu tiên cho các nghiên cứu liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp công nghệ cao; bố trí kinh phí từ các quỹ để hỗ trợ các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các dự án thí điểm, dự án công nghiệp hóa cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy sự tiến bộ của công nghệ liên quan đến sự phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, giảm chi phí sản xuất của các sản phẩm năng lượng tái tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Như vậy, khi phát triển năng lượng tái tạo sẽ được hỗ trợ tài chính thông qua:
- Thành lập Quỹ phát triển năng lượng bền vững sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
+ Nguồn thu từ phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch;
+ Các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước;
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích phát triển ngành năng lượng trên phạm vi toàn quốc.
- Ưu tiên cho các nghiên cứu liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp công nghệ cao;
+ Bố trí kinh phí từ các quỹ để hỗ trợ các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các dự án thí điểm, dự án công nghiệp hóa cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo;
+ Thúc đẩy sự tiến bộ của công nghệ liên quan đến sự phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, giảm chi phí sản xuất của các sản phẩm năng lượng tái tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong quản lý phát triển nguồn năng lượng tái tạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục VI Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
...
7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở các cấp;
- Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, các cơ sở dạy nghề phát triển giáo trình và giảng dạy các môn học mới liên quan tới năng lượng tái tạo.
- Khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt đối với việc nghiên cứu sâu các công nghệ năng lượng tái tạo đặc thù, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về năng lượng tái tạo.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Theo đó, để phát triển nguồn nhân lực trong quản lý phát triển nguồn năng lượng tái tạo cần thực hiện những giải pháp sau:
- Nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở các cấp;
- Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, các cơ sở dạy nghề phát triển giáo trình và giảng dạy các môn học mới liên quan tới năng lượng tái tạo.
- Khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt đối với việc nghiên cứu sâu các công nghệ năng lượng tái tạo đặc thù, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về năng lượng tái tạo.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.