Trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thì chính sách giá điện được quy định thế nào?
Trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thì chính sách giá điện được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
V. CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
...
2. Chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư:
- Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá điện áp dụng cho các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới. Giá bán điện được phù hợp với các điều kiện của các khu vực khác nhau và các đặc điểm của công nghệ phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau, theo nguyên tắc giúp thúc đẩy sự phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, bảo đảm nhà đầu tư thu hồi được chi phí và có lợi nhuận hợp lý; giá bán điện được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với sự phát triển của các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo..
- Các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới thuộc địa bàn do đơn vị mình quản lý. Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương quy định.
Chi phí mua điện của các dự án phát điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo hạch toán vào giá thành điện của đơn vị điện lực và được tính toán và đưa đầy đủ trong cơ cấu giá bán lẻ điện và thu hồi qua doanh thu bán điện.
- Các dự án điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Chi phí đấu nối và các chi phí khác có liên quan phát sinh hợp lý của các đơn vị lưới điện (đơn vị truyền tải điện và phân phối điện) do mua điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được tính trong chi phí truyền tải, phân phối điện của đơn vị lưới điện.
- Đối với hệ thống điện độc lập sử dụng nguồn điện độc lập sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo, chủ đầu tư xây dựng đề án giá điện và xác định tổng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng mức hỗ trợ được trích từ Quỹ phát triển năng lượng bền vững.
...
Như vậy, trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo thì chính sách giá điện được quy định như sau:
- Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá điện áp dụng cho các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới.
Giá bán điện được phù hợp với các điều kiện của các khu vực khác nhau
Giá bán điện được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với sự phát triển của các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo..
- Các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới thuộc địa bàn do đơn vị mình quản lý.
Chi phí mua điện của các dự án phát điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo hạch toán vào giá thành điện của đơn vị điện lực và được tính toán và đưa đầy đủ trong cơ cấu giá bán lẻ điện và thu hồi qua doanh thu bán điện.
- Các dự án điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
Chi phí đấu nối và các chi phí khác có liên quan phát sinh hợp lý của các đơn vị lưới điện (đơn vị truyền tải điện và phân phối điện) do mua điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được tính trong chi phí truyền tải, phân phối điện của đơn vị lưới điện.
- Đối với hệ thống điện độc lập sử dụng nguồn điện độc lập sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo, chủ đầu tư xây dựng đề án giá điện và xác định tổng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng mức hỗ trợ được trích từ Quỹ phát triển năng lượng bền vững.
Năng lượng tái tạo (Hình từ Internet)
Trong thị trường về năng lượng tái tạo thì có cơ chế thanh toán bù trừ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục V Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
V. CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
...
4. Cơ chế thanh toán bù trừ (Net Metering):
- Các khách hàng sử dụng điện cuối cùng đang mua điện từ hệ thống điện quốc gia, thực hiện phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo với mục đích chính là tự đảm bảo cho nhu cầu điện của mình, được áp dụng cơ chế thanh toán bù trừ.
- Các đơn vị phân phối điện có trách nhiệm ký hợp đồng mua bán điện, theo nguyên tắc thanh toán bù trừ với với khách hàng sử dụng điện cuối cùng có lắp đặt nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo.
- Bộ Công Thương quy định quy trình, thủ tục đấu nối đơn giản để khuyến khích khách hàng sử dụng điện cuối cùng tham gia đầu tư; quy định phương pháp định giá, các thỏa thuận thương mại cần thiết khác để đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng sử dụng điện cuối cùng và đơn vị phân phối, kinh doanh điện.
- Sản lượng điện sản xuất từ nguồn điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo của các khách hàng sử dụng điện cuối cùng được tính vào tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS) của đơn vị phân phối, kinh doanh điện.
...
Như vậy, trong thị trường về năng lượng tái tạo thì có cơ chế thanh toán bù trừ hoạt động như sau:
- Các khách hàng sử dụng điện cuối cùng đang mua điện từ hệ thống điện quốc gia, thực hiện phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo với mục đích chính là tự đảm bảo cho nhu cầu điện của mình, được áp dụng cơ chế thanh toán bù trừ.
- Các đơn vị phân phối điện có trách nhiệm ký hợp đồng mua bán điện, theo nguyên tắc thanh toán bù trừ với với khách hàng sử dụng điện cuối cùng có lắp đặt nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo.
- Bộ Công Thương quy định quy trình, thủ tục đấu nối đơn giản để khuyến khích khách hàng sử dụng điện cuối cùng tham gia đầu tư;
- Sản lượng điện sản xuất từ nguồn điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo của các khách hàng sử dụng điện cuối cùng được tính vào tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS) của đơn vị phân phối, kinh doanh điện.
Chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu khi sử dụng năng lượng tái tạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục V Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
V. CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
...
5. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo:
- Các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Các ưu đãi về thuế:
+ Về thuế nhập khẩu: Các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu khi sử dụng năng lượng tái tạo như sau:
Các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án;
Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, ngoài thuế nhập khẩu thì khi sử dụng năng lượng tái tạo còn được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.