Trong bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ chuyên đề theo quy định bao gồm các sự cố tai nạn gì?
- Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ công tác cứu nạn cứu hộ phải thông báo trước bao nhiêu ngày cho đối tượng được kiểm tra?
- Trong bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ chuyên đề quy định các phạm vi cứu nạn cứu hộ gồm các sự cố tai nạn gì?
- Thực hiện việc báo cáo về cứu nạn cứu hộ định kỳ bao nhiêu lần trong một năm?
Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ công tác cứu nạn cứu hộ phải thông báo trước bao nhiêu ngày cho đối tượng được kiểm tra?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BCA có quy định về việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 83/2017/NĐ-CP.
Việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở được kết hợp với kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các trường hợp còn lại thực hiện kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm trong kiểm tra định kỳ, đột xuất
+ Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
+ Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
+ Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra.
- Việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ phải được lập biên bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 83/2017/NĐ-CP.
Theo đó, trong công tác cứu nạn cứu hộ thì người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra.
Trong bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ chuyên đề theo quy định bao gồm các sự cố tai nạn gì? (Hình từ Internet)
Trong bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ chuyên đề quy định các phạm vi cứu nạn cứu hộ gồm các sự cố tai nạn gì?
Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định như sau:
Chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
...
b) Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề theo các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:
+ Sự cố, tai nạn cháy;
+ Sự cố, tai nạn nổ;
+ Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
+ Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
+ Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
+ Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
+ Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
+ Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
+ Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc báo cáo về cứu nạn cứu hộ định kỳ bao nhiêu lần trong một năm?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định báo cáo về cứu nạn cứu hộ cụ thể như sau:
Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ
1. Thống kê về cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
c) Thống kê về phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; về số vụ cứu nạn, cứu hộ, công tác cứu nạn, cứu hộ và những nội dung khác liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Thống kê số lượt tham gia huấn luyện về cứu nạn, cứu hộ của cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Báo cáo về cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Báo cáo về vụ, việc sự cố, tai nạn;
b) Báo cáo định kỳ về công tác cứu nạn, cứu hộ (06 tháng, 01 năm);
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề về công tác cứu nạn, cứu hộ.
3. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện kết hợp với thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng ngừa sự cố, tai nạn của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý.
Theo đó, báo cáo về cứu nạn cứu hộ bao gồm:
- Báo cáo về vụ, việc sự cố, tai nạn;
- Báo cáo định kỳ về công tác cứu nạn, cứu hộ (06 tháng, 01 năm);
- Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề về công tác cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, việc thực hiện báo cáo về cứu nạn cứu hộ định kỳ theo quy định là sẽ gồm 02 lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.