Trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự thì cá nhân có những trách nhiệm gì?
Trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự thì cá nhân có những trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 06/2014/NĐ-CP về trách nhiệm của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Trách nhiệm của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
2. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự.
3. Tham gia các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo năng lực, điều kiện của bản thân; tham gia xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự thì cá nhân có những trách nhiệm được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự.
Trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự thì cá nhân có những trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Theo Điều 10 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự
1. Cơ quan, tổ chức tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về danh dự, tài sản; cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì được xem xét công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự được hưởng những chế độ, chính sách được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật.
Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được đảm bảo thực hiện bằng nguồn kinh phí nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự:
a) Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được đảm bảo thực hiện bằng những nguồn kinh phí sau:
+ Ngân sách nhà nước.
+ Đóng góp, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.