Trốn khám nghĩa vụ quân sự có bị gì không? Trốn khám nghĩa vụ quân sự bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Trốn khám nghĩa vụ quân sự có phải là hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định nghĩa về trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Vì vậy, hành vi trốn khám nghĩa vụ quân sự cũng chính là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trốn khám nghĩa vụ quân sự có bị gì không? (Hình từ Internet)
Trốn khám nghĩa vụ quân sự có bị gì không?
Như đã trình bày thì trốn khám nghĩa vụ quân sự là hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Để trả lời câu hỏi "Trốn khám nghĩa vụ quân sự có bị gì không?" của anh thì theo như quy định tại Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự mà người trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trốn khám nghĩa vụ quân sự bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị Định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, đối với người trốn khám nghĩa vụ quân sự thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Ngoài ra còn buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch.
Quy định này còn được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP và Điều 6 Thông tư 95/2014/TT-BQP.
Lệnh gọi công dân đi khám nghĩa vụ quân dự do ai ban hành?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Như vậy, người ra lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.