Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách gì? Những khoảng thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý nào sẽ được căn cứ để chi trả thù lao?

Cho tôi hỏi trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách gì vậy? Những khoảng thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý nào sẽ được căn cứ để chi trả thù lao cho trợ giúp viên pháp lý? - Câu hỏi của anh Minh Hoàng (Gia Lai).

Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách gì?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách sau đây:

(1) Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.

(2) Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).

(3) Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:

- Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

- Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;

- Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

- Giầy da: 01 đôi/01 năm;

- Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;

- Thắt lưng: 01 cái/02 năm;

- Cà vạt: 01 cái/02 năm;

- Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;

- Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;

- Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).

Trợ giúp pháp lý

Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý (Hình từ Internet)

Những khoảng thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý nào sẽ được căn cứ để chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý?

Tại Điều 12 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:

Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Thù lao thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định trên cơ sở thời gian làm việc thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã bỏ ra để thực hiện trực tiếp cho vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định bao gồm: Thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ, thời gian xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý, thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc, chuẩn bị tài liệu tại tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thời gian hợp lý khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được xác định trên cơ sở xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định để tính căn cứ chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý bao gồm những khoảng thời gian sau đây:

- Thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ;

- Thời gian xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc, chuẩn bị tài liệu tại tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Thời gian hợp lý khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được xác định trên cơ sở xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trợ giúp viên pháp lý có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Trợ giúp viên pháp lý có những quyền và nghĩa vụ như sau:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

- Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

Trên đây là một số quy định pháp luật liên quan đến Trợ giúp viên pháp lý mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,289 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào