Trợ cấp thôi việc cho người có thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
- Trợ cấp thôi việc cho người có thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của những tháng nào?
- Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được trả trợ cấp thôi việc không?
Trợ cấp thôi việc cho người có thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
Trợ cấp thôi việc cho người có thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào, thì căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
4. Xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.
Thời gian làm việc thực tế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu có).
...
Theo quy định nêu trên, trường hợp anh có thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước chưa nhận trợ cấp thôi việc thì khi chấm dứt hợp đồng lao động anh sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc tính trên các khoảng thời gian làm việc cho doanh nghiệp nhà nước.
Ở đây không loại trừ doanh nghiệp ngoài ngành hay trong ngành, chỉ cần xác định là doanh nghiệp trong khối nhà nước.
Do đó, nếu doanh nghiệp C cũng là doanh nghiệp nhà nước thì hiện hành doanh nghiệp A có trách nhiệm thanh toán trợ cấp thôi việc bao gồm cả thời gian làm việc tại doanh nghiệp C.
Còn nếu doanh nghiệp C không phải là doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp này phải thanh toán trợ cấp thôi việc riêng cho anh.
Trợ cấp thôi việc (Hình từ Internet)
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của những tháng nào?
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của những tháng nào, thì theo khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được trả trợ cấp thôi việc không?
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được trả trợ cấp thôi việc không, thì theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không được trả trợ cấp thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.