Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định mới nhất hiện nay?
- Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm sau khi đình công?
- Trong thời gian đình công thì tiền lương của người lao động được tính như thế nào?
- Người lao động không đồng ý với quyết định của tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công thì có thể kháng cáo hay không?
- Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định mới nhất hiện nay?
Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm sau khi đình công?
Theo Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công như sau:
"Điều 208. Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật."
Kháng cáo quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Trong thời gian đình công thì tiền lương của người lao động được tính như thế nào?
Tại Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công cụ thể như sau:
"Điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."
Như vậy, việc người lao động có được trả lương trong thời gian đình công hay không sẽ phụ thuộc vào việc người lao động có tham gia cuộc đình công hay không, ngoài ra việc trả lương có thể theo thỏa thuận của các bên.
Người lao động không đồng ý với quyết định của tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công thì có thể kháng cáo hay không?
Căn cứ theo Điều 412 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
(1) Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ lý do và căn cứ để kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại phiên họp và gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp. Tập thể lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thi hành quyết định của Tòa án nhưng có quyền kháng cáo; Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định đó.
(2) Sau khi quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
Theo đó, tập thể lao động trong công ty bạn sẽ có quyền kháng cáo quyết định về quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định mới nhất hiện nay?
Tại Điều 413 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công cụ thể như sau:
(1) Ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.
(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp cao để xem xét, giải quyết.
(3) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Quyết định của Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công của Tòa án nhân dân cấp cao là quyết định cuối cùng.
Trên đây là những quy định pháp lý mới nhất liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công mà bạn quan tâm. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.