Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Tôi tên Trần Ngọc Minh. Tôi và vợ lấy nhau được 8 năm và có 2 đứa con trai. Do cuộc sống không hòa hợp, vợ chồng tôi thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn với nhau nên hiện giờ tôi muốn ly hôn đơn phương và nhận quyền nuôi một đứa con. Tôi muốn nhờ tư vấn giúp về thủ tục ly hôn. Xin chân thành cảm ơn.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên cần đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên:

- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây

Đơn phương ly hôn

Thủ tục đơn phương ly hôn

Trình tự, thủ tục đối với trường hợp đơn phương ly hôn

*Về thủ tục đơn phương ly hôn:

Thẩm quyền giải quyết: Đơn phương ly hôn được xem là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (ví dụ chồng nộp đơn xin ly hôn thì nộp tại tòa án quận/huyện nơi cư trú, làm việc của người vợ)

Hồ sơ:

+ Đơn xin ly hôn (có thể tự soạn hoặc lấy tại tòa án);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của cả vợ, chồng (bản sao chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.

*Trình tự tiến hành:

- Nộp hồ sơ cho tòa án

- Nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án

- Tòa án sẽ triệu tập để lấy lời khai và hòa giải và tiến hành các thủ tục theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự

- Nếu hòa giải thành thì tòa ra Quyết định hòa giải thành. Nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên xét xử và ra quyết định, bản án.

>>> Tải về các loại Mẫu đơn xin ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

* Anh nên lưu ý yêu cầu về quyền nuôi con:

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

- Thứ nhất, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

- Thứ hai, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Thứ ba, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

* Việc yêu cầu nuôi con cần chứng minh nhiều yếu tố, trong đó quan trọng gồm:

- Khả năng về mặt tài chính để nuôi dưỡng con

- Môi trường giáo dục và nuôi dưỡng nào tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của con

- Tư cách đạo đức, lối sống của người nuôi dưỡng

- Các yếu tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc nuôi dạy trẻ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,275 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào