Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được thực hiện như thế nào? Mặt bằng của khu vực rà phá phải được chuẩn bị như thế nào?

Tôi có câu hỏi là trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được thực hiện như thế nào? Mặt bằng của khu vực rà phá phải được chuẩn bị như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh D.H đến từ Đồng Nai.

Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được thực hiện như thế nào?

Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:

- Xác định khu vực rà phát bom mình vật nổ.

- Chuẩn bị mặt bằng.

- Rà phá bom mình vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m.

- Rà phá bom mình vật nổ ở độ sâu từ trên 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m.

- Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m, đến 3 m hoặc đến 5 m.

- Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m.

- Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu từ lớn hơn 0,5 m đến 1 m .

- Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu từ lớn hơn 1 m đến 3 m hoặc đến 5 m.

- Hủy nổ bom mình vật nổ tại chỗ dưới nước.

bom mìn vật nổ

Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ vào đâu để xác định khu vực cần rà phá bom mìn vật nổ dưới nước?

Căn cứ để xác định khu vực cần rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được quy định khoản 1 Điều 32 Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:

Xác định khu vực rà phá bom mìn vật nổ
1. Căn cứ các mốc đã đánh dấu khi khảo sát hoặc tọa độ được bàn giao, tiến hành xác định khu vực cần RPBM dưới nước; vẽ sơ đồ khu vực.
2. Đóng cọc bê tông cốt thép để đánh dấu trên bờ và thả phao, neo (rùa) định vị, đánh dấu dưới nước tại các vị trí cần thiết để giới hạn khu vực sẽ RPBM (Các loại phao, neo (rùa) để định vị và đánh dấu khu vực chỉ áp dụng cho các khu vực RPBM có độ sâu nước tối thiểu 3 m và chiều rộng khu vực RPBM tối thiểu 50 m).

Theo đó, để xác định khu vực cần rà phá bom mìn vật nổ dưới nước căn cứ vào các mốc đã đánh dấu khi khảo sát hoặc tọa độ được bàn giao, tiến hành xác định khu vực cần rà phá bom mìn vật nổ dưới nước.

Mặt bằng của khu vực rà phá bom mìn vật nổ dưới nước phải được chuẩn bị như thế nào?

Mặt bằng của khu vực rà phá bom mìn vật nổ dưới nước phải được chuẩn bị theo quy định tại Điều 33 Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:

Chuẩn bị mặt bằng
1. Tiến hành phát dọn, đưa ra khỏi khu vực thi công các loại cây (sú, vẹt, cỏ lăn, cỏ lác, rong, bèo) hoặc các chướng ngại vật khác.
2. Phát hiện, đánh dấu vị trí chướng ngại vật quá lớn không có điều kiện trục vớt, xử lý (dầm cầu, trụ cầu hỏng, tàu thuyền đắm), để khi thực hiện dò tìm sẽ loại bỏ các vật gây tín hiệu nhiễu.

Như vậy, theo quy định trên thì mặt bằng của khu vực rà phá bom mìn vật nổ dưới nước phải được chuẩn bị như sau:

- Tiến hành phát dọn, đưa ra khỏi khu vực thi công các loại cây hoặc các chướng ngại vật khác.

- Phát hiện, đánh dấu vị trí chướng ngại vật quá lớn không có điều kiện trục vớt, xử lý, để khi thực hiện dò tìm sẽ loại bỏ các vật gây tín hiệu nhiễu.

Để rà phá bom mìn vật nổ dưới nước ở độ sâu đến 0,5 m thì phải có các trang bị nào?

Để rà phá bom mìn vật nổ dưới nước ở độ sâu đến 0,5 m thì phải có các trang bị được quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:

Rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m
1. Trường hợp áp dụng: khu vực phải RPBM đến các độ sâu khác nhau tính từ đáy nước.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò, thuyền composit có máy đẩy; thuyền cao su; phao; neo làm bằng các loại vật liệu không nhiễm từ, dây đánh dấu đường dò, dây cáp nilon các loại; trang bị bảo đảm an toàn.
3. Trình tự thực hiện
a) Sử dụng thuyền composit căng dây kết hợp với các loại phao, neo chia nhỏ khu vực thành các ô dò có kích thước khoảng (25x25) m hoặc (50x50) m hoặc chiều dài, chiều rộng thực tế khu vực RPBM để chia ô; tùy theo địa hình và phương án thi công, căng dây chia ô dò thành các dải dò, mỗi dải dò rộng 1 m.
b) Kiểm tra xác định độ nhiễm từ của đất đáy nước để điều chỉnh máy dò cho phù hợp;
c) Dùng máy dò bom đặt trên thuyền cao su, tiến hành dò đúng yêu cầu kỹ thuật dọc theo dây đánh dấu đường dò (đầu dò phải luôn thẳng đứng và cách đáy nước từ 0,1 m đến 0,2 m). Sau khi dò xong, tiếp tục chuyển dây để dò dải tiếp theo.
Trường hợp lưu tốc dòng chảy trên 1 m/s thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm kỹ thuật dò tìm và chất lượng công trình.

Như vậy, theo quy định trên, để rà phá bom mìn vật nổ dưới nước ở độ sâu đến 0,5 m thì phải có các trang bị sau:

- Thiết bị bảo vệ người, máy dò, thuyền composit có máy đẩy;

- Thuyền cao su; phao;

- Neo làm bằng các loại vật liệu không nhiễm từ, dây đánh dấu đường dò, dây cáp nilon các loại;

- Trang bị bảo đảm an toàn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,977 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào