Trình tự làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và truyền thông được quy định ra sao?
- Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
- Trình tự làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định ra sao?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đột xuất nào được ưu tiên thực hiện trước?
Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm 05 hoặc 07 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
3. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, xác định danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất đặt hàng: xác định tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến đạt được và phương thức tổ chức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp) của từng nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
...
Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ gồm 05 hoặc 07 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, xác định danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất đặt hàng: xác định tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến đạt được và phương thức tổ chức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp) của từng nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Trình tự làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định ra sao?
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Bước 1. Thư ký công bố quyết định thành lập Hội đồng;
Bước 2. Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp;
- Hội đồng chỉ họp khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó có Chủ tịch, thư ký (hoặc được ủy quyền);
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của Hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín;
- Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký của Hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của Hội đồng;
- Đại diện các đơn vị đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể được mời tham dự phiên họp của Hội đồng.
Bước 3. Các thành viên Hội đồng thảo luận về từng nhiệm vụ đề xuất với các tiêu chí sau: tính cấp thiết, tính mới, khả năng không trùng lặp, tính khả thi và khả năng ứng dụng, khả năng huy động nguồn lực ngoài ngân sách (đối với các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ);
Bước 4. Các thành viên Hội đồng đánh giá các đề xuất.
Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đề nghị “thực hiện” khi tất cả các nội dung được đánh giá đạt yêu cầu và đề nghị “không thực hiện” khi một trong các nội dung được đánh giá ở mức không đạt yêu cầu;
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đưa vào danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thực hiện nếu trên 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt kiến nghị “thực hiện”;
Bước 5. Đối với các nhiệm vụ được đề xuất thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để thống nhất về tên nhiệm vụ, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, phương thức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp); để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong danh mục nhiệm vụ đề xuất đặt hàng;
Đối với các nhiệm vụ đề nghị không thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để thống nhất về lý do đề nghị không thực hiện;
Kết quả đánh giá, tư vấn xác định nhiệm vụ được ghi vào biên bản họp Hội đồng theo Mẫu PL3-BBHĐXĐDM ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đột xuất nào được ưu tiên thực hiện trước?
Theo Điều 9 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đột xuất do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao
1. Khi phát sinh nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao, các đơn vị được giao nhiệm vụ gửi hồ sơ đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (văn bản giao nhiệm vụ, công văn đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì, đề cương nghiên cứu, sản phẩm dự kiến và dự toán kinh phí thực hiện) về Vụ Khoa học và Công nghệ để trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định đặt hàng thực hiện nhiệm vụ theo phương thức giao trực tiếp.
2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước được ưu tiên thực hiện trước các nhiệm vụ khác. Quy trình phê duyệt được thực hiện ngay khi có yêu cầu, không phụ thuộc vào kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm. Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm làm việc với các cơ quan liên quan để ưu tiên thực hiện.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước được ưu tiên thực hiện trước các nhiệm vụ khác.
Quy trình phê duyệt được thực hiện ngay khi có yêu cầu, không phụ thuộc vào kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm. Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm làm việc với các cơ quan liên quan để ưu tiên thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.