Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào? Trình tự, thủ tục chung xử lý kỷ luật trong quân đội gồm những bước nào?

Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào? Trình tự, thủ tục chung xử lý kỷ luật trong quân đội gồm những bước nào? Họp kiểm điểm là bước thứ mấy? Quyết định kỷ luật quân đội có hiệu lực trong bao lâu?

Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào?

Căn cứ tại Điều 48 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về trình tự họp kiểm điểm trong quân đội như sau:

Họp kiểm điểm
1. Tổ chức: Căn cứ vào tổ chức, biên chế của cơ quan, đơn vị có người vi phạm để xác định cấp tổ chức và người chủ trì họp kiểm điểm cho phù hợp.
2. Thành phần họp kiểm điểm: Căn cứ vào đối tượng vi phạm, tính chất vụ việc để người chỉ huy xác định thành phần tham gia họp.
3. Trình tự họp
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, yêu cầu cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định.
b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản tường trình, tự kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật
Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương, nơi người vi phạm đang cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị thay thế bản tự kiểm điểm của người vi phạm;
Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập hợp chỉ huy, báo cáo cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
c) Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận; nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản. Tại cuộc họp này không tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu.

Như vậy, trình tự họp kiểm điểm được thực hiện theo quy trình sau đây:

- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, yêu cầu cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định.

- Người có hành vi vi phạm trình bày bản tường trình, tự kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật

Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương, nơi người vi phạm đang cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị thay thế bản tự kiểm điểm của người vi phạm;

Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập hợp chỉ huy, báo cáo cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.

- Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.

- Người chủ trì cuộc họp kết luận; nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản. Tại cuộc họp này không tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu.

>>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho Đảng viên là quân đội, công an theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:

Tải về Mẫu bản kiểm điểm (không giữ chức lãnh đạo quản lý)

Tải về Mẫu bản kiểm điểm (giữ chức lãnh đạo quản lý)

Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào?

Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục chung xử lý kỷ luật trong quân đội gồm những bước nào? Họp kiểm điểm là bước thứ mấy?

Căn cứ tại Điều 47 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục chung khi xử lý kỷ luật như sau:

Bước 1: Tổ chức sinh hoạt (họp) kiểm điểm.

Bước 2: Xác minh, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.

Bước 3: Báo cáo cấp ủy (chi bộ) đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua.

Bước 4: Ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quyền hạn phân cấp.

Bước 5: Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.

Như vậy, có 5 bước trong trình tự xử lý kỷ luật quân đội, trong đó họp kiểm điểm là bước đầu tiên.

Quyết định kỷ luật quân đội có hiệu lực trong bao lâu?

Căn cứ tại Điều 51 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về quyết định kỷ luật như sau:

- Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.

- Hiệu lực của quyết định kỷ luật

+ Quyết định kỷ luật có hiệu lực 12 tháng đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm.

+ Quyết định kỷ luật có hiệu lực vĩnh viễn đối với hình thức tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân (việc chấm dứt hiệu lực trong từng trường hợp cụ thể do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).

+ Trong thời gian có hiệu lực của quyết định kỷ luật

Nếu người bị kỷ luật không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi hết thời gian của hiệu lực, quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực, người vi phạm được công nhận tiến bộ mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực hay công nhận tiến bộ;

Nếu người bị kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm mới có hiệu lực.

+ Khi quyết định kỷ luật đã hết hiệu lực mà người đã bị kỷ luật lại có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi xem xét xử lý kỷ luật được coi là hành vi vi phạm mới.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

104 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào