Trình tự hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ chức Việt Nam với cơ quan có văn bản được phản biện xã hội như thế nào?
- Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm những ai?
- Trình tự hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ chức Việt Nam với cơ quan có văn bản được phản biện xã hội như thế nào?
- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra, tổng kết hội nghị đối thoại trên?
Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về thành phần hội nghị đối thoại như sau:
Thành phần hội nghị đối thoại
1. Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm:
a) Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị; đại diện cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; thành viên Hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
c) Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội cử đại diện tham dự hội nghị đối thoại.
...
Theo đó, thành phần hội nghị đối thoại trực tiếp do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gồm:
- Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị;
- Đại diện cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Thành viên Hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội cử đại diện tham dự hội nghị đối thoại.
Trình tự hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ chức Việt Nam với cơ quan có văn bản được phản biện xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ chức Việt Nam với cơ quan có văn bản được phản biện xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về trình tự hội nghị đối thoại như sau:
Trình tự hội nghị đối thoại
1. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị đối thoại nêu rõ sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích của phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
3. Đại biểu được mời dự hội nghị đối thoại nêu câu hỏi, đặt vấn đề cần làm rõ, thể hiện quan điểm, ý kiến về nội dung được phản biện xã hội.
4. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày bổ sung, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
5. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
6. Đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội phát biểu ý kiến (nếu có).
7. Trên cơ sở kết quả của hội nghị đối thoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Như vậy, trình tự hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ chức Việt Nam với cơ quan có văn bản được phản biện xã hội như sau:
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị đối thoại nêu rõ sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích của phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
- Đại biểu được mời dự hội nghị đối thoại nêu câu hỏi, đặt vấn đề cần làm rõ, thể hiện quan điểm, ý kiến về nội dung được phản biện xã hội.
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày bổ sung, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
- Đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội phát biểu ý kiến (nếu có).
- Trên cơ sở kết quả của hội nghị đối thoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra, tổng kết hội nghị đối thoại trên?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định như sau:
Trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội.
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.