Trình tự, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, 'Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện như thế nào?
Bốn cấp Hội đồng quy định về việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, "Nhà giáo Ưu tú”
Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được thành lập ở từng cấp Hội đồng, theo từng lần xét và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ và gồm có 4 cấp theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 27/2015/NĐ-CP. Quy định về xét tặng danh hiệu 'Nhà giáo Nhân dân', 'Nhà giáo Ưu tú':
"2. Các cấp Hội đồng
a) Hội đồng cấp cơ sở;
b) Hội đồng cấp huyện, Hội đồng sở giáo dục và đào tạo, Hội đồng Đại học vùng, Hội đồng Đại học quốc gia (gọi chung là Hội đồng cấp huyện);
c) Hội đồng cấp tỉnh, cấp Bộ;
d) Hội đồng cấp Nhà nước."
Như vậy, trên đây là 4 cấp Hội đồng về việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” đó là: Hội đồng cấp cơ sở; Hội đồng cấp huyện, Hội đồng sở giáo dục và đào tạo, Hội đồng Đại học vùng, Hội đồng Đại học quốc gia (gọi chung là Hội đồng cấp huyện); Hội đồng cấp tỉnh, cấp Bộ; Hội đồng cấp Nhà nước.
Trình tự xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, "Nhà giáo Ưu tú”
Trình tự xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, "Nhà giáo Ưu tú” cần thực hiện những gì?
Trình tự xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện theo Điều 16 Nghị định 27/2015/NĐ-CP như sau:
Giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm
- Người đứng đầu đơn vị cơ sở thông báo đến công chức, viên chức trong đơn vị (bao gồm cả Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng) tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 27/2015/NĐ-CP. Các cá nhân tự giới thiệu và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn. Người đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” chuẩn bị bản khai thành tích cá nhân;
- Người có đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP trực tiếp hoặc qua bưu điện về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội;
- Người đứng đầu đơn vị triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số công chức, viên chức, người lao động dự họp;
- Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai. Đối với cơ sở giáo dục có số công chức, viên chức và người lao động từ 200 trở lên, việc giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại các tập thể có tổ chức Đảng và công đoàn bộ phận. Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn.
Tổ chức thẩm định hồ sơ và thăm dò dư luận
- Tổ thư ký thẩm định hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (riêng Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách đề nghị xét tặng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất là 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân);
- Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.
Họp Hội đồng và hoàn thiện hồ sơ
- Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị đối với quy định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định này;
- Hội đồng xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu“Nhà giáo Ưu tú”;
- Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này, gửi lên Hội đồng cấp trên.
Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, "Nhà giáo Ưu tú” gồm những giấy tờ nào?
Theo Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” như sau:
"1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
2. Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên 01 bộ hồ sơ, gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hội đồng cấp Nhà nước gửi 03 bộ hồ sơ để Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định, gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng;
b) Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;
b) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.