Triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố nhằm mục đích gì? Việc thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo yêu cầu nào?
Triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Phần A Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2012 như sau:
MỤC ĐÍCH
Xác định nội dung công việc, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố (sau đây gọi tắt là Công ước) bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tiễn của xã hội Việt Nam và nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố.
Như vậy, việc triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố sẽ nhằm mục đích xác định nội dung công việc, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố (sau đây gọi tắt là Công ước) bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tiễn của xã hội Việt Nam và nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố;
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố.
Chống khủng bố (Hình từ Internet)
Triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Phần A Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2012 như sau:
YÊU CẦU
1. Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010 định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
2. Các Bộ, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải tích cực chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác.
3. Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
4. Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước và pháp luật về phòng, chống khủng bố phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Như vậy, có thể thấy rằng việc triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010 định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải tích cực chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác.
- Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước và pháp luật về phòng, chống khủng bố phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Việc hợp tác quốc tế về phòng chống khủng bố được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Phần B Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2012, thì việc hợp tác quốc tế về phòng chống khủng bố sẽ thực hiện như sau:
(1) Nội dung
- Đẩy mạnh nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố của Liên hợp quốc mà Việt Nam chưa là thành viên; tăng cường ký kết các điều ước quốc tế đa phương, thỏa thuận quốc tế song phương về phòng, chống khủng bố; tương trợ tư pháp; dẫn độ;
- Xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống khủng bố, tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ về đào tạo, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong phòng, chống khủng bố với các nước thành viên ASEAN, các cơ quan, tổ chức quốc tế; nâng cao năng lực và tính sẵn sàng ứng phó khủng bố hóa học, sinh học, hạt nhân, khủng bố mạng và các hình thức khủng bố mới;
- Triển khai, thực hiện các hoạt động hợp tác theo quy định của Công ước, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến khủng bố, trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố, tương trợ tư pháp, dẫn độ;
- Tổ chức các Đoàn ra nước ngoài nhằm tham khảo mô hình, thực tiễn nội luật hóa các quy định của Công ước và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố của Liên hợp quốc có liên quan; nghiên cứu kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;
- Tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên ASEAN về lĩnh vực phòng, chống khủng bố.
(2) Phân công
- Bộ Công an là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong trao đổi thông tin, quan hệ công tác, làm việc với cơ quan tổ chức nước ngoài theo khuôn khổ hợp tác của Công ước.
- Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, cơ quan liên quan là cơ quan phối hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.