Trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng còn ai có quyền cho phép người lên tàu? Hành vi bị cấm của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam là gì?

Trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng còn ai có quyền cho phép người lên tàu? Hành vi bị cấm của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam là gì? Tàu biển Việt Nam khi neo đậu trong vùng nước cảng biển thì số lượng thuyền viên phải duy trì có mặt trên tàu là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Long (Cà Mau).

Trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng còn ai có quyền cho phép người lên tàu?

Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:

Thẩm quyền cho phép người lên tàu
1. Thuyền trưởng, sỹ quan boong trực ca và sỹ quan an ninh tàu biển có quyền cho phép người lên tàu.
2. Thuyền trưởng có quyền cho phép người vào buồng lái, buồng hải đồ, buồng thông tin vô tuyến nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.
3. Thuyền trưởng, máy trưởng có quyền cho phép những người xuống buồng máy và vào các khu vực khác thuộc bộ phận máy quản lý nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.

Theo đó thì trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng những người có thẩm quyền cho phép người lên tàu còn có sỹ quan boong trực ca và sỹ quan an ninh tàu biển.

Trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng còn ai có quyền cho phép người lên tàu?

Trên tàu biển Việt Nam ngoài thuyền trưởng còn ai có quyền cho phép người lên tàu? (Hình từ Internet)

Hành vi bị cấm của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam là gì?

Tại Điều 45 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định về sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:

Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
1. Thời gian biểu sinh hoạt trên tàu do thuyền trưởng quy định. Trong trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có thể thay đổi thời gian biểu này cho phù hợp với công việc và điều kiện thời tiết của từng mùa, từng khu vực.
2. Thuyền viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sinh hoạt của tàu và phải thực hiện đúng chế độ vệ sinh, phòng bệnh trên tàu. Buồng ở của thuyền viên, phòng làm việc, câu lạc bộ, hành lang, cầu thang, buồng tắm, buồng vệ sinh và các nơi công cộng khác, phải bảo đảm luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
3. Nghiêm cấm việc đánh bạc, sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện bị cấm, các hình thức sinh hoạt không lành mạnh khác ở trên tàu.
4. Hạn chế sử dụng chất có cồn, giới hạn mức độ không vượt quá 0,05% nồng độ cồn trong máu hoặc 0,25mg/l nồng độ cồn trong hơi thở.
5. Việc sinh hoạt, giải trí trên tàu chỉ được tiến hành đến 22h00 trong ngày, trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quy định.

Theo đó thì thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bị nghiêm cấm việc đánh bạc, sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện bị cấm, các hình thức sinh hoạt không lành mạnh khác ở trên tàu.

Bên cạnh đó thì thuyền viên còn phải hạn chế sử dụng chất có cồn, giới hạn mức độ không vượt quá 0,05% nồng độ cồn trong máu hoặc 0,25mg/l nồng độ cồn trong hơi thở.

Tàu biển Việt Nam khi neo đậu trong vùng nước cảng biển thì số lượng thuyền viên phải duy trì có mặt trên tàu là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định:

Nghỉ bù, nghỉ ngơi, đi bờ và nghỉ phép của thuyền viên
1. Việc nghỉ bù, nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên do thuyền trưởng quyết định, nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi cần thiết thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu để làm nhiệm vụ.
2. Khi đi bờ hoặc trở lại tàu, thuyền viên phải báo cáo sỹ quan trực ca phụ trách.
3. Khi tàu chuẩn bị rời cảng, thuyền viên phải có mặt ở tàu đúng giờ theo quy định của thuyền trưởng.
4. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp.
5. Mỗi thuyền viên trước khi rời tàu để nghỉ phép hoặc chuyển tàu, chuyển đổi chức danh phải bàn giao cho người thay thế bằng biên bản có xác nhận của sỹ quan phụ trách liên quan về các nội dung sau đây:
a) Nhiệm vụ đang đảm nhiệm;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ được phân công phụ trách và những lưu ý cần thiết;
c) Tài sản, đồ dùng của tàu đã được cấp phát để sử dụng, kể cả chìa khóa buồng ở.

Vậy khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu biển Việt Nam luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra khi đi bờ hoặc trở lại tàu, thuyền viên phải báo cáo sỹ quan trực ca phụ trách. Khi tàu chuẩn bị rời cảng, thuyền viên phải có mặt ở tàu đúng giờ theo quy định của thuyền trưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,745 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào