Trẻ nhỏ là trẻ từ bao nhiêu tháng tuổi? Tài liệu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung nào?
Trẻ nhỏ là trẻ từ bao nhiêu tháng tuổi?
Trẻ nhỏ là trẻ từ bao nhiêu tháng tuổi, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 100/2014/NĐ-CP thì trẻ nhỏ là trẻ từ khi sinh ra đến 24 tháng tuổi.
Trẻ nhỏ là trẻ từ bao nhiêu tháng tuổi? Tài liệu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung nào?
Tài liệu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2014/NĐ-CP như sau:
Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
1. Nội dung tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, bảo đảm tính khách quan, khoa học.
2. Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung sau đây:
a) Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
b) Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi;
c) Bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất lợi khác;
d) Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
e) Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
3. Cấm tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có nội dung sau đây:
a) Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
b) So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung sau:
- Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
- Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi;
- Bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất lợi khác;
- Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
- Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
- Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
Phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ có được ưu tiên trong chương trình thông tin giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em không?
Phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ có được ưu tiên trong chương trình thông tin giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em không, thì theo quy định tại Điều 3 Nghị định 100/2014/NĐ-CP như sau:
Thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải được ưu tiên trong chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Như vậy, theo quy định trên thì phương pháp nuôi trẻ nhỏ phải được ưu tiên trong chương trình thông tin giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.