Trẻ em mấy tuổi dễ mắc bệnh sởi? Bệnh sởi có thể gây tử vong không? Biến chứng của trẻ em khi mắc bệnh sởi?
Trẻ em mấy tuổi dễ mắc bệnh sởi? Bệnh sởi có thể gây tử vong không?
Căn cứ theo Phần I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 có quy định:
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
- Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
1.1. Thể điển hình
- Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
...
Như vậy, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
Ngoài ra, người mắc bệnh sởi có thể bị tử vong khi mắc phải bệnh sởi khi không được điều trị kịp thời.
Trẻ em mấy tuổi sẽ bị mắc bệnh sởi? Bệnh sởi có thể gây tử vong không? Biến chứng của trẻ em khi mắc bệnh sởi? (Hình từ Internet)
Biến chứng của trẻ em khi mắc bệnh sởi như thế nào?
Biến chứng của trẻ em khi mắc bệnh sởi như thế nào, căn cứ theo Mục 5 Phần II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 có quy định:
5. Biến chứng.
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi, do bội nhiễm sau sởi thường xảy ra ở: trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
- Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.
- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...
- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...
Các biến chứng khác:
- Lao tiến triển.
- Tiêu chảy.
- Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Như vậy, người mắc bệnh sởi có thể có những biến chứng sau đây:
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi, do bội nhiễm sau sởi thường xảy ra ở:
+ Trẻ suy dinh dưỡng;
+ Đặc biệt trẻ thiếu vitamin A;
+ Trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác;
+ Phụ nữ có thai.
- Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.
- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...
- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...
Các biến chứng khác:
- Lao tiến triển.
- Tiêu chảy.
- Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Ngoài ra, trong các trường hợp hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
Hiện nay đã có điều trị đặc hiệu cho trẻ mắc bệnh sởi chưa?
Hiện nay đã có điều trị đặc hiệu cho trẻ mắc bệnh sởi chưa, căn cứ theo Mục 1 Phần III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 có quy định:
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.
Như vậy, hiện nay bệnh sởi không có điệu trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
Ngoài ra, người mặc bệnh sởi cần được cách ly;
Do đó, người bệnh cần phải được phát hiện kịp thời và điều trị sớm biến chứng.
Lưu ý: Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.
Căn cứ theo Mục 2 Phần II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 có quy định về điều trị hỗ trợ như sau:
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid.
- Tăng cường dinh dưỡng.
- Hạ sốt:
+ Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung vitamin A:
+ Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ 6 - 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 - 6 tuần
* Chú ý với các trường hợp sởi có biến chứng nặng thường có giảm protein và albumin máu nặng cần cho xét nghiệm để bù albumin kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.