Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi muốn được hỗ trợ tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của mình thì liên hệ với cơ quan nào?

Cho tôi hỏi: Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi muốn được hỗ trợ tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của mình thì liên hệ với cơ quan nào? Khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi, trẻ có bị mất quốc tịch Việt Nam? Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có được thay đổi họ tên của trẻ hay không? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi muốn được hỗ trợ tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của mình thì liên hệ với cơ quan nào?

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Hỗ trợ con nuôi tìm hiểu thông tin về nguồn gốc
1. Cha mẹ nuôi, con nuôi có nguyện vọng tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của con nuôi có thể trực tiếp đến Bộ Tư pháp hoặc gửi đề nghị qua đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Tư pháp hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài, hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nơi con nuôi thường trú.
2. Trường hợp có đủ thông tin về nguồn gốc của con nuôi, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo đề nghị trong thời hạn 15 ngày.
3. Trường hợp cần có thêm thông tin thì Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi đã giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài xác minh, bổ sung thông tin trong thời hạn 15 ngày. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Theo đó, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi có nguyện vọng tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của của mình có thể trực tiếp đến Bộ Tư pháp hoặc gửi đề nghị qua đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Tư pháp hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài, hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nơi con nuôi thường trú.

- Trường hợp có đủ thông tin về nguồn gốc của con nuôi, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo đề nghị trong thời hạn 15 ngày.

- Trường hợp cần có thêm thông tin thì Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi đã giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài xác minh, bổ sung thông tin trong thời hạn 15 ngày. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi có được hỗ trợ tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của mình hay không?

Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi có được hỗ trợ tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của mình hay không? (Hình từ Internet)

Khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi, trẻ có bị mất quốc tịch Việt Nam?

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của con nuôi chưa thành niên như sau:

Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Theo đó, trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có được thay đổi họ tên của trẻ hay không?

Theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:

Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Theo đó, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của trẻ.

Việc thay đổi họ, tên của trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

651 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào