Trang trại chăn nuôi gà có được quyền vận chuyển gà đang mắc bệnh H5N1 ra khỏi vùng dịch không?
Trang trại chăn nuôi gà có được quyền vận chuyển gà đang mắc bệnh H5N1 ra khỏi vùng dịch không?
Căn cứ khoản 8 Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
...
Như vậy, việc trang trại chăn nuôi gà vận chuyển gà đang mắc bệnh H5N1 ra khỏi vùng dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền là hành vi trái pháp luật.
Trang trại chăn nuôi gà có được quyền vận chuyển gà đang mắc bệnh H5N1 ra khỏi vùng dịch không? (hình từ Internet)
Trang trại chăn nuôi gà vận chuyển gà đang mắc bệnh H5N1 ra khỏi vùng dịch trái luật bị phạt bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở đã được giám sát dịch bệnh động vật không tuân thủ tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
...
Đối chiếu với quy định này, trường hợp trang trại chăn nuôi gà có được quyền vận chuyển gà đang mắc bệnh H5N1 ra khỏi vùng dịch trái luật sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân là chủ trang trại chăn nuôi gà vi phạm quy định trên, đối với tổ chức mức xử lý hành chính sẽ gấp hai lần với cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).
Việc giám sát dịch bệnh cúm gà H5N1 được quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Luật Thú y 2015 có quy định về việc giám sát dịch bệnh động vật bao gồm trường hợp dịch cúm gà H5N1 được thực hiện như sau:
Giám sát dịch bệnh động vật
1. Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
2. Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2 Điều này, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
4. Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau:
a) Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
b) Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật;
c) Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên;
d) Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người;
đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;
e) Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.