Trang thông tin đấu giá trực tuyến không công khai giá trả của người tham gia đấu giá được không?
- Trang thông tin đấu giá trực tuyến không công khai giá trả của người tham gia đấu giá được không?
- Có xem xét dừng việc đấu giá trực tuyến đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến không công khai giá trả của người tham gia đấu giá không?
- Việc thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến gồm những nội dung nào?
Trang thông tin đấu giá trực tuyến không công khai giá trả của người tham gia đấu giá được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến
1. Công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.
2. Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến.
3. Hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4. Đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin.
5. Có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu sau đây:
a) Cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký tài khoản tham gia đấu giá. Mỗi cá nhân, tổ chức được đăng ký duy nhất một tài khoản tham gia đấu giá, trả giá.
b) Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập, việc tham gia trả giá, giá đã trả bằng mã định danh riêng.
c) Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch, mức giá được trả tại các cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình tổ chức đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
d) Hiển thị liên tục trong suốt thời gian đấu giá mức giá cao nhất đã trả đối với phương thức trả giá lên và mức giá bằng giá khởi điểm hoặc giá đã giảm thấp nhất đối với phương thức đặt giá xuống để những người tham gia đấu giá có thể xem được; người đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc đấu giá;
đ) Bảo đảm người tham gia đấu giá không thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá sau thời điểm kết thúc nộp hồ sơ; thực hiện việc trả giá sau thời điểm kết thúc cuộc đấu giá.
Như vậy, theo quy định trên, Trang thông tin đấu giá trực tuyến phải hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch, mức giá được trả tại các cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình tổ chức đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
Việc Trang thông tin đấu giá trực tuyến không hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá là vi phạm quy định yêu cầu về chức năng nghiệp vụ tối thiểu.
Có xem xét dừng việc đấu giá trực tuyến đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến không công khai giá trả của người tham gia đấu giá không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP về phê duyệt Trang thông tin đấu giá trực tuyến, dừng việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến như sau:
Phê duyệt Trang thông tin đấu giá trực tuyến, dừng việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến
...
4. Sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét dừng việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét dừng việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến do Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp Trang thông tin đấu giá trực tiếp của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ nếu không công khai giá trả của người tham gia đấu giá thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét dừng việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.
Trang thông tin đấu giá trực tuyến không công khai giá trả của người tham gia đấu giá được không? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản
1. Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng gửi Đề án xây dựng Trang thông tin đấu giá trực tuyến đến Bộ Tư pháp. Đề án có các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng; thành phần Hội đồng gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá, công nghệ thông tin.
3. Hội đồng thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến xem xét, thẩm định theo các nội dung sau đây:
a) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản;
b) Các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
Như vậy, Hội đồng thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến xem xét, thẩm định theo các nội dung sau:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản;
- Các yêu cầu quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.