Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào?

Tôi có thắc mắc, việc tổ chức tập luyện, thi đấu Leo núi tự nhiên cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào? Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào? Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ được quy định như thế nào? Trên đây là thắc mắc của anh Nhật Quang tại Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.

Tổ chức tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào?

Leo núi tự nhiên là một trong 02 hình thức leo núi thể thao theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định.

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDLĐiều 1 Quyết định 4372/QĐ-BVHTTDL năm 2018 quy định về cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với Leo núi tự nhiên như sau:

Cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với Leo núi tự nhiên
1. Vách leo
a) Vách leo đối với leo dẫn đường và leo với dây neo sẵn:
Các tuyến leo được cố định sẵn trên vách leo, các chốt an toàn được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn Leo núi Quốc tế.
b) Vách leo đối với leo khối đá:
- Bảo đảm chiều cao không vượt quá 4,5m và có đệm bảo hộ dưới đất được đặt trên địa hình bằng phẳng;
- Đối với độ cao từ 3m trở xuống: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 12cm và có tính đàn hồi;
- Đối với độ cao từ 3m đến 4,5m: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 20cm và có tính đàn hồi.
2. Có bảng nội quy theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này và bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực leo. Nội dung bảng chỉ dẫn quy định về bản đồ khu vực leo, vạch giới hạn khu vực leo, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý leo và cách thức liên lạc khi cần thiết.

Trong đó, tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL giải thích như sau:

Leo dẫn đường (Lead) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ, người leo mang theo dây từ dưới, vừa leo lên cao vừa móc dây vào các chốt bảo vệ được lắp cố định sẵn trên tuyến leo.
Leo với dây neo sẵn (Top-Rope) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ được cố định sẵn từ trên đỉnh tuyến leo.
Leo khối đá (Bouldering) là hình thức leo theo các tuyến leo ngắn, không sử dụng dây bảo vệ mà sử dụng các tấm đệm bảo hộ dưới đất.

Như vậy, cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với Leo núi tự nhiên như sau:

- Vách leo đối với leo dẫn đường và leo với dây neo sẵn:

+ Các tuyến leo được cố định sẵn trên vách leo, các chốt an toàn được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn Leo núi Quốc tế.

- Vách leo đối với leo khối đá:

+ Bảo đảm chiều cao không vượt quá 4,5m và có đệm bảo hộ dưới đất được đặt trên địa hình bằng phẳng;

+ Đối với độ cao từ 3m trở xuống: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 12cm và có tính đàn hồi;

+ Đối với độ cao từ 3m đến 4,5m: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 20cm và có tính đàn hồi.

- Có bảng nội quy quy định về giờ tập luyện, trang phục tập luyện và biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và thi đấu và bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực leo.

Nội dung bảng chỉ dẫn quy định về bản đồ khu vực leo, vạch giới hạn khu vực leo, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý leo và cách thức liên lạc khi cần thiết.

Leo núi 2

Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào? (Hình từ Internet)

Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và thi đấu như sau:

Trang thiết bị tập luyện và thi đấu
1. Có giầy leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai bảo hiểm, móc leo, thiết bị hãm, móc khóa carabiner, mũ bảo hiểm chuyên dụng, túi phấn, dây phụ trợ tùy theo loại hình leo núi. Các thiết bị leo núi phải đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi quốc tế.
2. Bảo đảm thông tin liên lạc giữa người tập leo núi, người hướng dẫn tập luyện với bộ phận điều hành tại địa điểm tập luyện, thi đấu và cơ sở y tế.

Như vậy, khi tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên phải có giầy leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai bảo hiểm, móc leo, thiết bị hãm, móc khóa carabiner, mũ bảo hiểm chuyên dụng, túi phấn, dây phụ trợ tùy theo loại hình leo núi. Các thiết bị leo núi phải đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi quốc tế.

Đồng thời, bảo đảm thông tin liên lạc giữa người tập leo núi, người hướng dẫn tập luyện với bộ phận điều hành tại địa điểm tập luyện, thi đấu và cơ sở y tế.

Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ khi tổ chức Leo núi tự nhiên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ
1. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 15 người trong 01 giờ học.
2. Có nhân viên cứu hộ thường trực, bảo đảm 15 người tập có 01 nhân viên cứu hộ.

Theo quy định trên, mỗi người hướng dẫn tập luyện Leo núi tự nhiên hướng dẫn không quá 15 người trong 01 giờ học.

Có nhân viên cứu hộ thường trực, bảo đảm 15 người tập có 01 nhân viên cứu hộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

738 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào