Trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đảm bảo những yêu cầu nào? Xử lý ra sao đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y?

Bên tôi đang thiết kế cơ sở giết mổ động vật tập trung, chủ yếu là giết mổ lợn. Hiện các giai đoạn thiết kế khác đã hoàn thành, chỉ còn vướng mắc về các tiêu chuẩn của trang thiết bị, dụng cụ. Cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đáp ứng những yêu cầu nào? Có thể sử dụng đồ dùng và dụng cụ chung cho các khu vực trong cơ sở giết mổ động vật được không? Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y ra sao vậy? Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y ra sao? Xin cảm ơn!

Trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ Tiết 2.2 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:

- Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không độc, dễ làm sạch, khử trùng và không gây chấn thương cho động vật.

- Phải sử dụng riêng dụng cụ và đồ dùng cho từng khu vực.

- Làm sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định dao và dụng cụ cắt thịt.

- Phải có các thùng chứa nước nóng đạt nhiệt độ tối thiểu 82 độ C hoặc dung dịch khử trùng đặt tại các vị trí thích hợp để sát trùng dụng cụ.

- Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị; chỉ được tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết; lưu giữ đầy đủ hồ sơ bảo dưỡng.

- Sử dụng dụng cụ và phương pháp để đánh dấu động vật sao cho không được gây đau đớn không cần thiết cho chúng.

Như vậy, các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đảm bảo các yêu cầu trên. Phải sử dụng riêng dụng cụ và đồ dùng cho từng khu vực, không được sử dụng chung.

Cơ sở giết mổ động vật

Cơ sở giết mổ động vật 

Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y ra sao?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Điều 10. Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.
2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.
3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.
5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.

Như vậy, nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y thực hiện theo quy định trên.

Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

Căn cứ Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Điều 11. Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau:
1. Cách ly động vật ở khu vực riêng;
2. Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý;
6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.

Trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn tham khảo thêm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,254 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào