Trạng thái nguồn nước phản ánh điều gì? Trạng thái nguồn nước là cơ sở để thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông đúng không?
- Trạng thái nguồn nước phản ánh điều gì? Trạng thái nguồn nước là cơ sở để thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông đúng không?
- Có bao nhiêu khung trạng thái nguồn nước trên lưu vực sông?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái thiếu nước?
Trạng thái nguồn nước phản ánh điều gì? Trạng thái nguồn nước là cơ sở để thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:
Hoạt động điều hoà, phân phối tài nguyên nước
...
3. Trạng thái của nguồn nước phản ánh khả năng của nguồn nước và mức độ đáp ứng các nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông. Trạng thái nguồn nước được xác định, công bố trong kịch bản nguồn nước hằng năm và là cơ sở để cảnh báo, định hướng, xây dựng phương án và thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông, tiểu lưu vực sông thông qua các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này, cụ thể:
a) Trường hợp hiện trạng và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái bình thường, thực hiện việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy hoạch về tài nguyên nước, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành trên cơ sở tuân thủ quy định của giấy phép khai thác tài nguyên nước, quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông, hạn ngạch khai thác tài nguyên nước; xem xét tích trữ lượng nước dự phòng để điều tiết cho thời điểm thiếu nước hoặc năm tiếp theo;
...
Theo đó, trạng thái nguồn nước phản ánh khả năng của nguồn nước và mức độ đáp ứng các nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông.
Trạng thái nguồn nước được xác định, công bố trong kịch bản nguồn nước hằng năm và là cơ sở để cảnh báo, định hướng, xây dựng phương án và thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông, tiểu lưu vực sông thông qua các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
Trạng thái nguồn nước phản ánh điều gì? Trạng thái nguồn nước là cơ sở để thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông đúng không? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu khung trạng thái nguồn nước trên lưu vực sông?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:
Khung trạng thái nguồn nước
1. Trạng thái của nguồn nước trên lưu vực sông, tiểu lưu vực sông bao gồm:
a) Trạng thái bình thường: lượng nước có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; đảm bảo đầy đủ lượng nước cho các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường; diễn biến, dự báo xâm nhập mặn ở những khu vực có nguồn nước thường xuyên ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác nước;
b) Trạng thái thiếu nước: lượng nước có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội, nhưng không đáp ứng đầy đủ lượng nước cho toàn bộ các ngành kinh tế. Trạng thái thiếu nước có thể xảy ra trên toàn bộ lưu vực hoặc ở một số tiểu lưu vực sông hoặc khu vực;
c) Trạng thái thiếu nước nghiêm trọng: lượng nước có thể khai thác không đủ cấp cho các ngành kinh tế và có nguy cơ không bảo đảm cấp cho sinh hoạt, an sinh xã hội và thiếu nước xảy ra trên diện rộng, nhiều lưu vực sông.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì có 03 khung trạng thái nguồn nước trên lưu vực sông, bao gồm:
- Trạng thái bình thường;
- Trạng thái thiếu nước;
- Trạng thái thiếu nước nghiêm trọng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái thiếu nước?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 45 Nghị định 53/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, thực hiện phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước
...
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại các điểm a, b, e khoản 2 Điều này và các trách nhiệm sau:
a) Chỉ đạo vận hành hiệu quả các công trình khai thác, sử dụng nước, các công trình tích, trữ nước để chủ động lấy nước, trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tối thiểu khi xảy ra thiếu nước;
b) Trường hợp hiện trạng và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái bình thường thì chủ động triển khai tổ chức lập kế hoạch khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với Kịch bản nguồn nước được công bố;
c) Trường hợp hiện trạng và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái thiếu nước hoặc thiếu nước nghiêm trọng thì rà soát, cắt giảm diện tích canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hạn chế phân phối tài nguyên nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước và chưa cấp thiết theo thẩm quyền; quyết định sử dụng các nguồn nước mặt, nước dưới đất và các công trình cấp nước dự phòng trên địa bàn;
d) Chỉ đạo việc cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt theo các tháng trên lưu vực sông; các thời kỳ sử dụng nước gia tăng; các khu tưới; phạm vi cấp nước của các hồ chứa có khả năng điều tiết năm, nhiều năm; khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, thời gian xảy ra thiếu nước; yêu cầu về mực nước, lưu lượng nước tại các điểm kiểm soát; số liệu vận hành của các hồ chứa thủy lợi có khả năng điều tiết năm, nhiều năm thuộc phạm vi quản lý; số liệu quan trắc mực nước, lưu lượng, độ mặn tại các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
...
Như vậy, trường hợp hiện trạng và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái thiếu nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:
- Rà soát, cắt giảm diện tích canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hạn chế phân phối tài nguyên nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước và chưa cấp thiết theo thẩm quyền;
- Quyết định sử dụng các nguồn nước mặt, nước dưới đất và các công trình cấp nước dự phòng trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.