Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như thế nào?
- Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc?
- Quy trình cử mới lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện như thế nào?
Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định về trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:
Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam
1. Trong thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, lực lượng Việt Nam sử dụng trang phục theo quy định của Liên hợp quốc.
2. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được giao quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện và vật chất cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ.
3. Việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định màu sắc, dấu hiệu nhận biết riêng đối với trang bị, phương tiện được sử dụng huấn luyện và triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, Điều 7 và Điều 8 Nghị định 61/2021/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
Điều 7. Màu sắc, dấu hiệu nhận biết trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc khi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ
1. Màu sắc
Trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ được sơn màu trắng.
2. Dấu hiệu nhận biết
a) Trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ được dán hoặc sơn chữ “UN” màu đen.
b) Đối với trang bị: Chữ “UN” có kích cỡ thống nhất, phù hợp với kích cỡ thực tế của từng loại trang bị cụ thể; được dán hoặc sơn ở vị trí phù hợp, dễ nhận biết.
c) Đối với phương tiện: Chữ “UN” có kích cỡ thống nhất đối với mỗi loại phương tiện, tối thiểu là 30 cm chiều rộng và 45 cm chiều cao; được dán hoặc sơn ở phía trước, phía sau, hai bên, bên trên và phía dưới đối với phương tiện bay.
d) Phương tiện mang biển số và cờ hiệu của Liên hợp quốc.
3. Không sơn, dán quốc kỳ hoặc dấu hiệu nhận biết quốc gia trên trang bị, phương tiện.
4. Việc sơn màu sắc và gắn dấu hiệu nhận biết được thực hiện trước khi triển khai tới phái bộ.
Điều 8. Dấu hiệu nhận biết trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc khi huấn luyện trong nước
1. Trang bị, phương tiện được dán hoặc sơn chữ “UN” màu đen; kích cỡ, vị trí của chữ “UN” theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
2. Phương tiện mang cờ hiệu của Liên hợp quốc.
Như vậy, trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:
+ Trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ được sơn màu trắng.
+ Dấu hiệu nhận biết:
a) Trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ được dán hoặc sơn chữ “UN” màu đen.
b) Đối với trang bị: Chữ “UN” có kích cỡ thống nhất, phù hợp với kích cỡ thực tế của từng loại trang bị cụ thể; được dán hoặc sơn ở vị trí phù hợp, dễ nhận biết.
c) Đối với phương tiện: Chữ “UN” có kích cỡ thống nhất đối với mỗi loại phương tiện, tối thiểu là 30 cm chiều rộng và 45 cm chiều cao; được dán hoặc sơn ở phía trước, phía sau, hai bên, bên trên và phía dưới đối với phương tiện bay.
d) Phương tiện mang biển số và cờ hiệu của Liên hợp quốc.
+ Không sơn, dán quốc kỳ hoặc dấu hiệu nhận biết quốc gia trên trang bị, phương tiện.
+ Việc sơn màu sắc và gắn dấu hiệu nhận biết được thực hiện trước khi triển khai tới phái bộ.
+ Trang bị, phương tiện được dán hoặc sơn chữ “UN” màu đen.
Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam
Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Như vậy, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Quy trình cử mới lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định như sau:
Quy trình cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam.
2. Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam.
3. Căn cứ quyết định của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định lực lượng cụ thể theo thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định 61/2021/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
Cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
1. Cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo trình tự sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ
Sau khi có đề nghị của Liên hợp quốc về cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chuẩn bị hồ sơ, báo cáo Chính phủ. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình Chính phủ; dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh về việc cử mới lực lượng; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
b) Chính phủ xem xét việc trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới lực lượng;
c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình của Chính phủ; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
d) Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới lực lượng. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình; dự thảo quyết định của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; bản chụp ý kiến của các Thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tài liệu khác (nếu có).
2. Điều chỉnh thời gian, lực lượng
a) Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc khi Việt Nam yêu cầu và được Liên hợp quốc chấp thuận, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình điều chỉnh thời gian, lực lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thông qua Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc thống nhất với cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc việc điều chỉnh thời gian, lực lượng.
3. Rút lực lượng
Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình rút lực lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Sau khi có đề nghị của Liên hợp quốc về cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chuẩn bị hồ sơ, báo cáo Chính phủ.
Bước 2: Chính phủ xem xét việc trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới lực lượng;
Bước 3: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Bước 4: Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới lực lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.