Trạm y tế doanh nghiệp có được cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không theo quy định pháp luật?
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tải về mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Trạm y tế
Trạm y tế doanh nghiệp có được cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không theo quy định pháp luật?
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 22. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
[...]
9. Cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ sở giám định pháp y tâm thần có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo một trong các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 3 hoặc điểm m khoản 4 Điều này. Các cơ sở này phải đáp ứng điều kiện tương ứng với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10. Cơ sở y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức quy định tại khoản 3 hoặc điểm a khoản 4 Điều này và phải đáp ứng điều kiện quy định tương ứng với hình thức tổ chức đó.
[...]"
Do đó, nếu trạm y tế doanh nghiệp là một loại hình cơ sở khám chữa bệnh và đáp ứng các điều kiện như quy định nêu trên. Khi đáp ứng các điều kiện trên rồi thì có thể cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã theo quy định pháp luật
Theo Điều 2 Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định như sau:
- Tổ chức Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện), được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
- Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
- Trạm Y tế xã có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn;
d) Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn;
đ) Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.