Trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải phải có năng lực như thế nào? Tiêu chuẩn công nhân vận hành báo hiệu hàng hải bậc 5/5 là gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải phải có năng lực như thế nào? Nhiệm vụ trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải là gì? Tiêu chuẩn công nhân vận hành báo hiệu hàng hải bậc 5/5 là gì? Câu hỏi của anh A.S.D đến từ Hải Phòng.

Trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải phải có năng lực như thế nào?

Đối chiếu với quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 thì yêu cầu về năng lực trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải như sau:

- Về năng lực quản lý:

+ Tổ chức, quản lý, kiểm tra mọi mặt hoạt động của trạm, đặc biệt là kiểm tra công tác vận hành báo hiệu hàng hải theo đúng các thông số kỹ thuật đã được thông báo hàng hải;

+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho tập thể công nhân của trạm mình quản lý;

+ Quan hệ tốt với các bộ phận trong đơn vị, các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương để phối hợp thực hiện nhiệm vụ;

+ Có khả năng quy tụ, xây dựng và duy trì sự đoàn kết công nhân tại trạm mình quản lý.

- Về năng lực chuyên môn:

+ Đã được đào tạo tại các trường lớp về một trong các chuyên ngành: Thủy thủ, Thợ máy, Thợ điện, Điện tử và đã tốt nghiệp và có chứng chỉ đào tạo lớp trạm trưởng quản lý vận hành báo hiệu hàng hải theo chương trình đào tạo của đơn vị quản lý báo hiệu hàng hải;

+ Có trình độ bậc thợ từ 4/5 trở lên.

Nếu là kỹ sư phải là kỹ sư các ngành: Bảo đảm hàng hải, Máy tàu biển, Điều khiển tàu biển, Kỹ sư điện, điện tử..., có ít nhất 05 năm trực tiếp công tác ở trạm quản lý báo hiệu hàng hải và có chứng chỉ đào tạo trạm trưởng quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải theo chương trình đào tạo của đơn vị quản lý báo hiệu hàng hải.

Đơn vị quản lý báo hiệu hàng hải là Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

Trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải phải có năng lực như thế nào?

Trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải phải có năng lực như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải là gì?

Đối chiếu với quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 thì nhiệm vụ trạm trưởng, trạm phó trạm quản lý báo hiệu hàng hải như sau:

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh nội quy trạm quản lý báo hiệu, nội quy lao động tại trạm quản lý báo hiệu;

- Lãnh đạo trạm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất; vận hành trạm quản lý báo hiệu hàng hải theo đúng quy trình kỹ thuật luôn đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật đã được thông báo hàng hải;

- Phân công công việc hàng ngày cho công nhân, kiểm tra đôn đốc thực hiện công việc hàng ngày của trạm, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc ghi chép sổ sách, nhật ký đèn biển, nhật ký trạm quản lý luồng hàng hải, nhật ký máy phát điện...;

- Thực hiện tốt công tác thông tin liên lạc hàng ngày, theo thời gian quy định để báo cáo tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải;

- Đảm bảo đủ nhân lực theo định biên, duy trì các thiết bị và phương tiện được trang bị ở trạng thái sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải thường xuyên và đột xuất;

- Tổ chức tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân của trạm, quản lý vật tư, nhiên liệu, dụng cụ trang thiết bị của trạm;

- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật và phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường, xử lý kịp thời các sự cố về kỹ thuật xảy ra ở trạm;

- Lập báo cáo thường kỳ, đột xuất của trạm theo quy định.

Tiêu chuẩn công nhân vận hành báo hiệu hàng hải bậc 5/5 là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1.5 Mục 1 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 thì tiêu chuẩn công nhân vận hành báo hiệu hàng hải bậc 5/5 cụ thể như sau:

Hiểu biết, làm được công việc của thợ bậc thấp hơn và biết thêm:

(i) Hiểu biết:

- Hiểu khái quát, các phương pháp và những quy định về phòng chống ô nhiễm môi trường.

(ii) Làm được:

- Sử dụng được các bộ lập trình cài đặt đặc tính chớp cho thiết bị báo hiệu ánh sáng;

- Biết tính toán tầm hiệu lực chiếu sáng của thiết bị báo hiệu ánh sáng;

- Biết tập hợp được các loại nhật ký; các biên bản và báo cáo sự cố đối với báo hiệu cũng như các sự cố hàng hải khác để ghi vào nhật ký quản lý báo hiệu;

- Có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống báo hiệu hàng hải;

- Tiếp cận quản lý được các báo hiệu và thiết bị tiên tiến khi được hướng dẫn;

- Đọc được các thông tin dự báo thời tiết, thông báo hàng hải, lấy được số liệu và thông tin, lập dự báo chuyển cho đài trung tâm;

- Có khả năng lôi cuốn và tập hợp được lực lượng lao động trong tổ, bộ phận nơi công tác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

513 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào